Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN REGGIO EMILIA TRONG GIÁO DỤC MẦM NON - Ths. Nguyễn Thị Hạnh Ngọc - Khoa LLCT- TLGD

 

 

1. MỞ ĐẦU

          Reggio Emilia là phương pháp giáo dục được nhà tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển từ những năm 40 của thế kỷ 20 sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II vừa kết thúc và được đặt tên theo ngôi làng Reggio Emilia ở phía bắc Italy.

          Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.

          Theo Reggio Emilia, mỗi cá nhân chúng ta đều xây dựng kiến thức của mình từ những kinh nghiệm thực tế, thông qua những tương tác của mỗi người với môi trường và xã hội. Trẻ em cũng vậy, trẻ cần được nhà trường và gia đình trao cho những cơ hội để xây dựng kho kiến thức của mình dựa trên trí tò mò tự nhiên của trẻ.

          Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng và sự tự tìm hiểu khám phá. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp này là giáo dục toàn diện trẻ em với các kỹ năng mềm, định hướng trẻ phát triển và trở thành những công dân toàn cầu. Do vậy, khả năng sáng tạo là giá trị cốt lõi mà mỗi người học Reggio Emilia đều được nuôi dưỡng. Kể từ khi ra đời từ những năm 1940, đến nay phương pháp Reggio đã trải rộng khắp thế giới tại các trường mẫu giáo và mầm non.

2. NỘI DUNG

2.1. Nguồn gốc của phương pháp Reggio Emilia

          Hậu quả nặng nề của thế chiến thứ 2 đã xóa sổ toàn bộ những ngôi trường tại Reggio Emilia. Để bắt đầu lại cuộc sống và mở ra một tương lai mới cho những đứa trẻ tại đây, người dân  của Reggio Emilia đã cùng nhau đi xin đất, dựng lại trường và thay phiên nhau dạy học. Không có chương trình giáo dục tiêu chuẩn, dân làng nơi đây dạy và trả lời những câu hỏi của lũ trẻ bằng cách cho chúng tìm hiểu thế giới xung quanh, khám phá thiên nhiên và tham gia vào các trò chơi. Khi những đứa trẻ tò mò về cá, họ sẽ tổ chức một buổi dã ngoại đến hồ nuôi cá hay cùng đi thả cá, cho cá ăn, đối thoại về cá và nói chuyện với cá. Tại Reggio Emilia, người lớn và trẻ nhỏ được khuyến khích công khai những ý tưởng mới và sẵn lòng thử nhiều cách khác nhau để hiện thực hóa ý tưởng đó.

          Phương pháp giáo dục trong môi trường tự nhiên này đã truyền cảm hứng cho nhà tâm lý học Loris Malaguzzi. Năm 1945 Loris Malaguzzi là một giáo viên trường tiểu học làm việc tại Reggio Emilia. Khi ông nghe nói về một trường mầm non được xây dựng tại Villa Cella, ông đã đạp xe vào làng để tìm hiểu những gì đã xảy ra. Khi lắng nghe chăm chú những giáo viên đang làm việc tại đó và khám phá ra tầm quan trọng của giáo dục mầm non, ông đã được truyền cảm hứng để nghiên cứu thêm về trẻ nhỏ dưới góc độ của một nhà tâm lý học. Dưới sự hướng dẫn của Loris Malaguzzi, các nhân viên của các trung tâm Trẻ sơ sinh – Trẻ nhỏ và trường mẫu giáo ở Reggio đã cùng nhau nghiên cứu về các ví dụ thực hành tốt từ khắp nơi trên thế giới. Trong quá trình đó, họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục Montessori (là phương pháp giáo dục coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ do tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952) sáng lập từ đầu thế kỷ XX và được áp dụng tại 5.000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ…). Cho đến khi qua đời vào năm 1994,  Loris Malaguzzi đã dành cả cuộc đời của  mình để phát triển thành công phương pháp tiếp cận Reggio Emilia.

2.2. Những giá trị cốt lõi của phương pháp tiếp cận Reggio Emilia trong GDMN

          Thứ nhất, trẻ em là những người chủ động tham gia học tập

          Trẻ sẽ được trao quyền năng trong việc học tập và cũng là trung tâm trong các hoạt động giáo dục.Phương pháp tiếp cận Reggio coi trẻ là một nhà tiên phong tài năng trong môi trường học tập xung quanh. Trẻ được phép theo đuổi đam mê một cách tự do xuất phát từ sở thích của trẻ. Trẻ thực sự được thõa mãn và học tập từ chính những gì chúng thực hiện. Cá nhân mỗi trẻ em chính là người tự đề xuất và tự tạo ra những tương tác với môi trường xung quanh. Các dự án thực tế trong chương trình của Reggio cung cấp những cơ hội nghiên cứu chân thực cho trẻ về những vấn đề thực tế. Trẻ thường xuyên phải làm việc theo các nhóm nhỏ trong khi những thành viên còn lại của lớp học tham gia những hoạt động khác. Sau các dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm của trẻ sẽ cải thiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc đưa cơ hội tự tìm ra câu trả lời hay kết luận một cách tự do đưa trẻ thoát khỏi lối mòn học tập bị động

          - Trẻ được đặt câu hỏi của riêng chúng.

          - Trẻ được đặt ra những giả thuyết của riêng chúng.

          - Trẻ được trải nghiệm giả thuyết chúng đặt ra. 

          - Thay vì tách biệt trên từng em, trẻ học cách chia sẻ những gì chúng khám phá được với những trẻ khác, với gia đình, với giáo viên, từ đó trẻ phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

          Ví dụ: khi trẻ thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến chủ đề xây dựng, giáo viên sẽ mang đến lớp học những mẩu gỗ nhỏ và một vài nguyên liệu xây dựng khác nhằm kích thích sự sáng tạo phát triển những ý tưởng sẵn có của trẻ để trẻ tìm hiểu và thực hiện hoạt động. Trong quá trình chúng khám phá ra cách để đóng đinh vào các miếng gỗ, trẻ cũng được trao cơ hội tiếp xúc với kỹ năng toán học, kỹ năng giải quyết tình huống và điều chỉnh mối quan hệ với các  “cộng sự”.

          Thứ hai, môi trường đóng một vai trò quan trọng. 

          Phương pháp Reggio, xem môi trường là một yếu tố giáo dục thứ ba, sau giáo viên và cha mẹ trẻ. Trẻ được nhận thức về thế giới xung quanh qua những thí nghiệm và trải nghiệm của chính bản thân. Phần lớn các lớp học đều có một studio, hay nói nôm na là một “xưởng chế tạo”, nơi đó đầy ắp các vật liệu như: đất sét, màu vẽ, dụng cụ viết và thiết kế. Trẻ sẽ sử dụng những công cụ ấy để thể hiện ý tưởng của chúng trong quá trình học tập thực tế. Được tự khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong quá trình học tập. Qua đó giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo.

Các nguyên vật liệu thường thấy trong lớp học Reggio Emilia

          Ngoài ra những vật dụng cần thiết cho các dự án của trẻ được sắp xếp đầy đủ. Yếu tố về không gian cũng là nguyên tắc hàng đầu trong các thiết lập trong trường học cho trẻ mầm non. Hầu hết các lớp học của Reggio sở hữu không gian mở, thân thiện và linh hoạt cho các họạt động của trẻ. Chúng phải đảm bảo sự thông thoáng và liên kết với không gian sống tự nhiên quanh lớp học. Các lớp học truyền thống tại Reggio luôn có sự xuất hiện của cây cối, vật liệu và ánh sáng tự nhiên. Không gian được mở rộng tối đa với cửa sổ lớn và khoảng sân nhỏ.

Môi trường giáo dục gắn liền với thiên nhiên

          Khung cảnh các lớp học, trường học theo Phương pháp Reggio luôn được khuyến khích có những thay đổi qua từng năm học nhằm tạo không gian mới mẻ, không nhàm chán cho trí tưởng tượng vô tận của trẻ. Các lớp học Reggio tiêu chuẩn sẽ có những khu vực như sau:

Khu vực xây dựng, lắp ráp;

Khu vực tô, vẽ tranh

Khu vực đọc sách/truyện;

Khu vực để đồ chơi;

Khuvựcbànchơi game;

Bảngthôngbáo;

          Tuynhiên, tùyvàotừnglớphọc, cáckhuvựcnàysẽđượcsắpxếptheobốcụckhônggiốngnhau. Cáchbốtrítronglớphọcluônđượcthayđổitheonhucầuvà ý tưởngcủagiáoviênphụtráchlớp. Trẻ có thể chạy, nhảy, ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài cửa sổ thay vì bị nhốt trong những căn phòng chật chội. Trẻ luôn được thoải mái để thực hiện “các dự án” với các đồ dùng cơ bản được trang bị. Chúng luôn được bận rộn với những ý tưởng liên tục xuất hiện và được hiện thực hóa dường như ngay lập tức trong môi trường học tập đầy đủ như vậy. Dưới cách tiếp cận của Reggio Emilia,“môi trường học tập chính là người thầy” cho trẻ điều kiện, cơ hội thể hiện khả năng bản thân mà không bị giới hạn.

          Thứ ba, tầm quan trọng của cách thức bộc lộ cảm xúc.

          Đây là khía cạnh được quan tâm nhất trong Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia. Nội dung này xuất phát từ việc trẻ sử dụng nhiều cách khác nhau để truyền tải sự hiểu biết, sự sáng tạo và suy nghĩ với giáo viên và cha mẹ chúng. Thực tế, trẻ có thể dùng những bức tranh, bức điêu khắc, bài hát, những chuyển động, những vở kịch hoặc trò chơi phân vai bên cạnh việc hoạt động nói, viết đơn thuần trong bộc lộ cảm xúc của mình.

          Thứ tư, giáo viên là những người tích cực lắng nghe

          Vai trò của giáo viên là quan sát trẻ, lắng nghe những câu hỏi và những câu chuyện của trẻ, tìm hiểu những điều mà trẻ quan tâm, từ đó mang đến cho trẻ cơ hội được tìm hiểu và khám phá những gì mà chúng quan tâm. 

          Với nguyên tắc “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp Reggio Emilia cho trẻ không gian được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trong khi thực hiện công việc của mình, trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu hiện khác nhau, do đó “quyền tự do chọn lựa” chủ đề học tập, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ cần được tôn trọng và khai phá tối đa.Trong bối cảnh đó, giáo viên Reggio Emilia (hay bất kỳ người lớn nào) không trực tiếp đưa ra chỉ dẫn hay câu trả lời đúng – sai, mà “khơi dậy sự tò mò” trong trẻ để từ đó trẻ tự tìm kiếm kiến thức và xây dựng các mối quan hệ.

            Vai trò của nhà giáo Reggio được coi như là một nhà nghiên cứu và sáng tạo chương trình, dựa trên việc đồng sáng tạo và học tập, khám phá trẻ và cùng làm việc với đồng nghiệp. GV phải nghiên cứu, phản ánh và lắng nghe đứa trẻ cùng với các đồng nghiệp, để cùng phát triển cho trẻ cho bản thân và phát triển chuyên môn nhóm.
          Để biết cách lên kế hoạch hoặc tiếp tục đẩy tiếp việc học tập của trẻ, giáo viên phải quan sát và lắng nghe trẻ một cách cẩn thận và chú tâm. Giáo viên tiếp đó sử dụng các kinh nghiệm thông qua việc lắng nghe và thấu hiểu trẻ, bắt đầu đặt câu hỏi và khám phá ý tưởng của các em, khai thác tất cả các khía cạnh từ giả thuyết đến lý thuyết. Sau đó các cô sẽ thảo luận với nhau những gì họ đã nghe và quan sát để lập ra những kế hoạch linh hoạt và có sự chuẩn bị cho bước tiếp theo.

          Thứ năm, có thể quan sát quá trình học tập của trẻ

          Lưu trữ thông tin là nguyên tố quan trọng khác trong Phương pháp Reggio. Chúng phục vụ nhiều mục đích, nhưng chủ yếu được dùng làm công cụ để theo sát sự phát triển của trẻ. Giáo viên sẽ dùng máy ảnh, điện thoại để lưu lại quá trình sinh hoạt của trẻ và theo dõi những suy nghĩ và ý tưởng của trẻ em khi chúng chơi với nhau và làm việc với những vật liệu đa dạng. Tất cả sẽ được lưu lại thành một bộ hồ sơ chứa đựng hình ảnh những dự án mà trẻ tham gia, những câu nói, những tác phẩm và nét chữ của trẻ. Hồ sơ của trẻ giống như một câu chuyện về những gì trẻ học ở trường.

          Những tài liệu này phản ánh các dự án trẻ thực hiện, các kỹ năng trẻ học hỏi được, sự tương tác với bạn bè, giáo viên, phụ huynh và cả môi trường học tập quanh trẻ.

http://mnhoamy.pgd-donganh.edu.vn/upload/55113/20191008/tai_xuong5d9c26c8e130a.jpg

Các sản phẩm của trẻ được trưng bày

          Bên ngoài các lớp học Reggio, hình ảnh hoạt động của trẻ trong lớp sẽ được dán và thay đổi liên tục nhằm khuyến khích các hoạt động về sau của trẻ, qua đó còn cho thấy sự liên quan rõ nét giữa quá trình và kết quả học tập của trẻ cũng như giúp phụ huynh hiểu hơn về việc học tập của trẻ ở trường.

          Thứ sáu, mối quan hệ giáo viên – cha mẹ – trẻ em là mối quan hệ hợp tác trong quá trình học

          Reggio Emilia xem cha mẹ như là một yếu tố hết sức quan trọng cho việc học của trẻ.Mạng lưới quan hệ chặt chẽ tại Reggio được thiết lập giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh nhằm đảm bảo trẻ có sự quan tâm tối đa nhất cả ở nhà trường và gia đình. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh là “cộng sự” của nhau trong lộ trình phát triển cả thể chất và tình thần đặc biệt trong những năm đầu đời. Giáo viên sẽ luôn có những hoạt động thu hút sự tham gia của phụ huynh để họ có cơ hội hiểu hơn cách họ chăm sóc trẻ ở nhà hay những lo ngại của họ đối với quá trình trẻ lớn lên.Chính vì vậy, các trường đào tạo Reggio Emilia thường xuyên tổ chức các sự kiện cho cả phụ huynh và học sinh như: những buổi thuyết giảng, hội thảo chia sẻ lời khuyên bổ ích của các chuyên gia hay của chính các cha mẹ về cách nuôi dạy trẻ.

          Ví dụ, nhiều phụ huynh thường hay than phiền về việc ngủ của con không được tốt. Từ thực tế đó, biện pháp của nhà trường là tổ chức một hội thảo có mời chuyên gia về chia sẻ và hướng dẫn cha mẹ tạo giấc ngủ tốt cho trẻ tại nhà.

3. KẾT LUẬN

          Reggio Emilia là một phương pháp khuyến khích sự sáng tạo và cảm hứng, đánh giá cao khả năng của trẻ cũng như sức mạnh, năng lực, sự kiên trì và tiềm năng vô tận từ khi trẻ tiếp xúc với kiến thức. Đây là phương pháp giáo dục tiên tiến chú trọng sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ đem lại cho trẻ cơ hội trải nghiệm, khả năng phản ứng với mọi tình huống khiến cho trẻ tự tin, vui vẻ và sáng tạo. Giá trị mà phương pháp Reggio Emilia mang lại cho trẻ là vô cùng to lớn. Tuy nhiên để có thể ứng dụng phương pháp này trong GDMN đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện năng lực quan sát tỉ mỉ, nhạy bén cũng như thấu hiểu trẻ, cởi mở và có phương pháp dẫn dắt mà không giới hạn sự sáng tạo của trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo trình giáo dục học mầm non, TP Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm. 

2. Nguyễn Thị Huyền (2016), Vận dụng phương pháp Reggio Emilia trong giáo dục khoa học cho trẻ mầm non, khóa luận tốt nghiệp đại học

3. Lương Thị Phương Thảo (2021), Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo phương pháp Reggio Emilia tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

4. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), trao đổi một vài thông tin về phương pháp giáo dục Reggio Emilia, tạp chí giáo dục số 233, kì 1, tháng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội