1. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về quản lý, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong nhà trường; công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

    2. Nhiệm vụ cụ thể: 

    2.1. Chủ trì :   

         a. Về công tác thanh tra

    Giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác thanh tra trường học theo qui định hiện hành, cụ thể:

    - Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng xét duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo qui định của pháp luật.

          - Thanh tra việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, việc thanh quyết toán vượt giờ cho giảng viên và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo; Triển khai lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

             - Giúp Hiệu trưởng làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    - Giúp Hiệu trưởng triển khai thực hiện phòng chống tham nhũng theo qui định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.

    - Là đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị về công tác thanh tra, kiểm tra.

    - Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của nhà nước về giáo dục.

    - Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên làm công tác thanh tra.

          - Làm các báo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

      - Thực hiện Thanh tra, kiểm tra đột xuất và các nhiệm vụ khác khi Hiệu trưởng giao.

          b. Về công tác pháp chế

           Công tác pháp chế thực hiện theo qui định hiện hành, cụ thể:

      - Giúp Hội đồng trường và Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của trường, đảm bảo cho nhà trường hoạt động tuân thủ theo pháp luật.

      - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, quy chế, nội qui của trường cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên toàn trường.

      - Phối hợp với các phòng, ban khác kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội qui, quy chế và kiến nghị xử lý vi phạm.

      - Giúp Hội đồng trường và Hiệu trưởng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trường, của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên của trường.

      - Giúp Hội đồng trường và Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến.

      - Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các đơn vị khác của trường soạn thảo trước khi trình Hội đồng trường, Hiệu trưởng.

       - Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản có tính pháp lý liên quan đến hoạt động của trường, hướng dẫn thực hiện và theo dõi, báo cáo về hiệu lực của các văn bản đó.

             - Làm các báo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

      - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng trường, Hiệu trưởng phân công.

    c. Về công tác đảm bảo chất lượng

    - Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức công tác đảm bảo chất lượng, đánh giá trong và đánh giá ngoài theo quy định của Bộ GD&ĐT.

          - Phân tích đánh giá chất lượng qua thanh tra các mặt công tác của trường như công tác đào tạo, khảo thí…. để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

    - Công khai  các nội dung về đảm bảo chất lượng theo qui định.

    - Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định.

          - Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên làm công tác kiểm định.

          - Làm các báo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

          2.2.  Phối hợp:

      - Phối hợp với các đơn vị trong trường, với Ban thanh tra nhân dân kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp giải quyết.

            - Phối hợp các bộ phận liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn, chấp hành kỷ luật lên lớp của giảng viên và học tập của học sinh, sinh viên.

      - Tham gia với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản quy phạm cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong trường.

    - Phối hợp với các đơn vị trong trường trong thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá.

        3. Các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.     

 

DANH SÁCH CBGV PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

 

Stt

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Trình độ CM

Chuyên ngành

Số ĐT

Địa chỉ Email

1

Dương Đình Thắng

1965

Trưởng phòng

Thạc sĩ

Lịch sử

0914343099

dinhthangcdsp@gmail.com

2

Lưu Thị Ngọc Tuyết

1981

Giảng viên

Tiến sĩ

Lịch sử

0386660248

luutuyetcdspbn@gmail.com

3

Nguyễn Thị Hương Dung

1972

Giảng viên

Thạc sĩ

Hóa học

0948065843

huongdungcdspbn@gmail.com