Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HỌC PHẦN TỔ CHỨC  HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH - Th.S Trịnh Thị Ngà - CSMN Hoa Phượng

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

           Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non, là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mĩ và lao động. Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng sư phạm “Tổ chức hoạt động vui chơi” là một học phần chuyên ngành, có vị trí quan trọng. Học phần giúp sinh viên hiểu được vị trí của hoạt động vui chơi so với các hoạt động khác ở trường mầm non, vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động. Trên cơ sở hiểu rõ khái niệm, đặc điểm, tác dụng của từng loại trò chơi, giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, đồng thời đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua hoạt động này.

           Để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, chất lượng của môn học nói riêng việc phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là một hình thức đổi mới phù hợp với xu thế hiện nay. Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, hướng dẫn tự học sinh viên sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của môn học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên

2. NỘI DUNG

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, hướng dẫn tự học học phần tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên ngành giáo dục mầm non – Trường CĐSP Bắc Ninh

Hệ thống CH và BT được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở điều chỉnh một số CH và BT trong TLHT học phần Tổ chức hoạt động vui chơi cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học của chương trình môn học. Đồng thời tác giả thiết kế bổ sung thêm các CH và BT nhằm hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống CH và BT phù hợp các nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong học phần Tổ chức hoạt động vui chơi.

          Hệ thống CH trong đề tài sẽ được tác giả sắp xếp theo thứ tự lần lượt các đơn vị kiến thức được giảng dạy trong học phần theo từng chương, mỗi chương gồm hai nội dung: Câu hỏi và Bài tập và sau các nội dung sẽ có gợi ý, HDTH cần đạt được của người học.

Việc sử dụng hệ thống CH và BT như thế nào, vào thời điểm nào (yêu cầu chuẩn bị trước giờ lên lớp, sử dụng trong giờ lên lớp hay sau giờ lên lớp) là tùy thuộc vào mỗi GV trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và căn cứ vào đối tượng người học cụ thể để triển khai.

2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, hướng dẫn tự học học phần Tổ chức hoạt động vui chơi

- Câu hỏi bám sát nội dung trọng tâm bài học; phản ánh đặc trưng của kiến thức;

- Câu hỏi rõ ràng, là định hướng giúp sinh viên hiểu được kiến thức lý luận

- Bài tập giúp sinh viên rèn kĩ năng thực hành nghề nghiệp;

- Hướng dẫn tự học rõ ràng, cụ thể, định hướng sinh viên cách thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.2. Câu hỏi, bài tập, hướng dẫn tự học về phương pháp hướng dẫn các loại trò chơi ở trường mầm non

2.2.1. Câu hỏi

1) Phân tích đặc điểm trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ nhà trẻ ?

2) Phân tích đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo?

3) So sánh đặc điểm trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ nhà trẻ với trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ?

4) So sánh đặc điểm chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ?  

5) So sánh cách hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ?

6) Trò chơi xây dựng lắp ghép có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ mầm non ?

7) Phân tích cách hướng dẫn trò chơi xây dựng lắp ghép cho trẻ mẫu giáo ?

8) Trò chơi học tập của trẻ mầm non có những đặc điểm gì ? Phân tích 3 thành tố cấu thành một trò chơi học tập.

9) Trò chơi học tập có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ lứa tuổi mầm non ?

10) Kể tên các loại trò chơi học tập dựa trên phương tiện, nhiệm vụ, ý nghĩa của trò chơi.

11) Phân tích đặc điểm trò chơi vận động của trẻ mầm non ?

12) Trò chơi vận động có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ lứa tuổi mầm non ?

13) Nêu các loại trò chơi vận động dựa trên nguồn gốc, tính chất, quy mô, hình thức vận động của trò chơi.

14) Phân tích các bước hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ lứa tuổi mầm non?

15) Phân tích đặc điểm trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam?

16) Trò chơi dân gian Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ mầm non ?

17) Phân tích các loại trò chơi dân gian Việt Nam dành cho trẻ mầm non ?

19) Trò chơi đóng kịch có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ mẫu giáo ?

20) Phân tích các bước tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo ?

21) Phân tích cách hướng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo bé, nhỡ, lớn?

2.2.2 .Bài tập

Bài 1.Viết tên các trò chơi phản ánh sinh hoạt, chủ đề cho trẻ 24 -36 tháng.

TT

Chủ đề

Tên trò chơi

 

 

 

Bài 2. Lập kế hoạch tổ chức 1 trò chơi phản ánh sinh hoạt cho trẻ 24-36 tháng, chủ đề tự chọn.

Bài 3.Viết tên các trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo gắn với từng chủ đề cụ thể

TT

Chủ đề

Trò chơi ĐVTCĐ trẻ MGB

Trò chơi ĐVTCĐ trẻ MGN

Trò chơi ĐVTCĐ trẻ MGL

 

 

 

 

 

Bài 4. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MGB, MGN, MGL; chủ đề: Gia đình.

Bài 5.Viết tên các trò chơi xây dựng lắp ghép theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

TT

Chủ đề

Trò chơi XDLG trẻ MGB

Trò chơi XDLG trẻ MGN

Trò chơi XDLG trẻ MGL

 

 

 

 

 

Bài 6. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi XDLG cho trẻ MGB, MGN, MGL; chủ đề: tự chọn.

Bài 7.Viết tên các trò chơi học tập theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

TT

Chủ đề

Trò chơi XDLG trẻ MGB

Trò chơi XDLG trẻ MGN

Trò chơi XDLG trẻ MGL

 

 

 

 

 

Bài 8. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi, chủ đề: tự chọn.

Nội dung: Củng cố tên gọi, đặc điểm 02 chữ cái trong chương trình giáo dục mầm non.

Bài 9. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi, chủ đề tự chọn.

Nội dung: Củng cố tên gọi, đặc điểm hình vuông, hình tròn.

Bài 10. Lập kế hoạch 01 trò chơi học tập cho trẻ 3-4 tuổi, chủ đề: tự chọn.

Nội dung: Củng cố tên gọi, đặc điểm hoa hồng, hoa cúc.

Bài 11.Viết tên các trò chơi vận động theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

TT

Chủ đề

Trò chơi XDLG trẻ MGB

Trò chơi XDLG trẻ MGN

Trò chơi XDLG trẻ MGL

 

 

 

 

 

Bài 12. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi vận động theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, chủ đề: tự chọn.

Bài 13. Lập kế hoạch tổ chức 01 trò chơi vận động không theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, chủ đề: tự chọn.

Bài 14. Lựa chọn một trò chơi dân gian Việt Nam và hướng dẫn trẻ mẫu giáo cách chơi, luật chơi.

Bài 15. Lựa chọn một tác phẩm truyện cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non và xây dựng kịch bản trò chơi đóng kịch cho trẻ 5-6 tuổi.

3. KẾT LUẬN

Hệ thống CH và BT HDTH được tác giả thiết kế trong đề tài thể hiện tâm huyết của người viết, là kết quả sau quá trình nghiên cứu tỉ mỉ cả lí luận lẫn thực tiễn giảng dạy của giảng viên, đảm bảo nguyên tắc gọn, đúng, trúng các kĩ năng, kiến thức cần thiết của học phần. Các CH, BT cũng như nội dung HDTH trong đề tà là kết quả những trăn trở không ngừng trong quá trình dạy học của tác giả, rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để nội dung nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hơn.

Tác giả đề tài cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu trường CĐSP Bắc Ninh, các khoa, phòng liên quan cùng sự góp ý của các giảng viên chuyên ngành để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong thời gian tiếp theo đạt được kết quả tốt nhất.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non (Văn bản hợp nhất TT số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 và TT số 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng BGD & ĐT). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[2]. Nhiều tác giả, 2016, Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành GDMN: Tổ chức hoạt động vui chơi, NXB Giáo dục VN.

 [3]. Chương trình chi tiết học phần Tổ chức hoạt động vui chơi (2018), Hệ cao đẳng Sư phạm, Trường CĐSP Bắc Ninh

[4]. TS Lê Thu Hương – TS Trần Thị Ngọc Trâm – PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng Chủ biên), 2020. Hướng dẫn tổ chức thực hiện CT GDMN. NXB GDVN.

[5]. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng.

[6]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2014), Lý luận dạy học ĐH, NXB ĐHSPHN.

[7]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

[8]. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ (2012), "Rèn luyện kỹ năng học tập cho SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ", Tạp chí GD, (số đặc biệt tháng 3).

 


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội