Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới phương pháp dạy học các kỹ thuật ĐI cho trẻ khi tham gia giao thông đối với sinh viên CĐMN K43 - Thạc sỹ: Dương Biên Hòa                                                                                                  Thạc sỹ: Dương Biên Hòa

 

 

I. Đặt vấn đề

 

Đi là vận động rất cơ bản của con người, khi nắm và thực hiện đúng sẽ giúp con người có tư thế ngay ngắn, nhanh nhẹn; Mỗi người có những tư thế, dáng đi khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như bẩm sinh di truyền, cách chăm sóc uốn nắn, hướng dẫn đi từ nhỏ. Để giúp sinh viên học tập được kĩ thuật đi đúng làm cơ sở  rèn luyện mình và vận dụng kiến thức dạy cho trẻ mầm non khi tham gia an toàn giao thông, chúng tôi trao đổi “Đổi mới PPGD các kĩ thuật đi  đối với SV CĐMN k43 trường CĐSP Bắc Ninh để vận dụng dạy cho trẻ mầm non khi tham gia giao thông an toàn”.

 

          II. Nội dung

          I. Dạy các kĩ thuật đi: Thực hiện các kĩ thuật đi 2 lần với khoảng cách 20-25m

            1. Kỹ thuật động tác đi theo vạch kẻ thẳng

+ Tư thế chuyển bị : đứng hai chân trước sát vạch xuất phát thẳng hướng với vạch kẻ

thẳng, chân sau kiễng gót, hai tay buông tự nhiên.

+ Động tác : khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ, đầu và chân thẳng, mắt nhìn ra trước

cách chân 3 – 4 m, bàn chân chạm đất phía trước nhẹ nhàng thẳng hướng với vạch kẻ (có

 thể giẫm đè lên vạch kẻ hoặc song song sát hai bên vạch kẻ), hai tay phối hợp  tự nhiên.

Tập tư thế của thân trên khi đi thẳng, hai vai giữ thăng bằng, tránh vẹo lệch hoặc lắc lư.

2. Đi hai tay giang ngang

+ Tư thế chuyển bị : đứng chân trước sát vạch xuất phát, hai tay giang ngang, bàn tay sấp.

+ Động tác : Khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ thẳng, nhưng đi ở tư thế hai tay giang

ngang đến đích. Khi thân  người thẳng, mắt nhìn cách chân 3 – 4m (cách đặt bàn chân

 như đi thường theo vạch kẻ thẳng).

3. Đi hai tay chống hông

+ Tư thế chuyển bị : đứng chân trước sát vạch xuất phát,chân sau kiễng gót, hai tay chống

  hông (hai ngón cái hướng ra sau lưng).

+ Động tác : Khi có hiệu lệnh, đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông đến đích.

Khi đi thân người thẳng, mắt nhìn cách chân 3 – 4 m (cách đặt bàn chân như đi  thường

theo vạch kẻ thẳng).

4. Đi bằng gót chân

+ Tư thế chuyển bị : đứng chân trước sát vạch xuất phát, hai tay thẳng tự nhiên

+ Động tác : Khi có lệnh, đi bằng gót chân thực hiện đi theo vạch kẻ thẳng, nhưng đi ở tư

thế tiếp súc đất bằng gót chân không đặt nửa bàn chân trước tiếp đất đến đích. Khi

thân  người thẳng, mắt nhìn cách chân 3 – 4m

5. Đi bằng mũi chân (đi kiễng gót)

+ Tư thế chuyển bị : đứng chân trước sát vạch xuất phát, hai tay thẳng tự nhiên

+ Động tác : Khi có lệnh đi kiễng gót, chân thực hiện đi theo vạch kẻ thẳng, nhưng đi ở tư

thế tiếp súc đất bằng nửa bàn chân  trên không đặt gót bàn chân tiếp đất đến đích. Khi

thân  người thẳng, mắt nhìn cách chân 3 – 4m

6.  Đi chân nọ tay kia: Bước đi thẳng hướng như đi trên đường kẻ thẳng, bước vừa phải

 (không dài, không ngắn) hai tay phối hợp tự nhiên, chú ý tư thế thân người ngay ngắn đầu

không cúi.

7.  Đi nhấc cao đầu gối: Bước đi thẳng hướng như đi trên đường kẻ thẳng, khi chân bước về

trước nâng gối lên trên về trước bước vừa phải (không dài,không ngắn) hai tay phối hợp

 tự nhiên.

II. Vận dụng dạy các kĩ thuật đi trong tham gia an toàn giao thông

Để thực hiện các kĩ thuật đi vận dụng trong tham gia an toàn giao thông cần chuẩn bị:

- Các dụng cụ: cờ các màu đỏ, xanh, vàng, còi,

- Đường kẻ vẽ :  xuất phát , mũi tên hướng đi và đích trên sân

- Phổ biến cho SV quy định thay đổi tín hiệu cờ khi vận dụng các kĩ thuật đi trên đường tập:

+ Bài tập 1: Từ vạch xuất phát 1 người đứng cầm cờ xanh đưa lên cao và thổi một tiếng còi, người thực hiện kỹ thuật động tác đi theo vạch kẻ thẳng (10m); cờ vàng đưa lên – đi chậm lại  thực hiện đi hai tay giang ngang ( 10m); khoảng cách 5m tiếp theo cờ đỏ đưa lên thì đứng lại, khi cờ xanh đưa lên thì tiếp tục thực hiện đi hai tay chống hông (10m), khoảng cách 5m tiếp theo cờ đỏ đưa lên thì đứng lại.

+ Bài tập 2: Từ vạch xuất phát 1 người đứng cầm cờ xanh đưa lên cao và thổi một tiếng còi, người thực hiện kỹ thuật động tác đi bằng gót chân (10m); cờ vàng đưa lên – đi chậm lại  thực hiện đi bằng mũi chân (đi kiễng gót 10m); khoảng cách 5m tiếp theo cờ đỏ đưa lên thì đứng lại, khi cờ xanh đưa lên thì tiếp tục thực hiện đi ngắn bước: (10m), khoảng cách 5m tiếp theo cờ đỏ đưa lên thì đứng lại.

+ Bài tập 3: Từ vạch xuất phát 1 người đứng cầm cờ xanh đưa lên cao và thổi một tiếng còi, người thực hiện kỹ thuật động tác đi chân nọ tay kia (10m); cờ vàng đưa lên – đi chậm lại  thực hiện đi nhấc cao đầu gối (10m); khoảng cách 5m tiếp theo cờ đỏ đưa lên thì đứng lại.

- Phân công SV ở các vị trí đứng trên sân để cầm cờ đưa lên cao thay cho tín hiệu đèn khi tham gia giao thông

Tiến hàng cho một tổ SV tập thử, các tổ khác đứng quan sát, nhận xét sau đó GV phân công vị trí cho từng tổ SV tập luyện.

- GV quan sát các tổ SV tập và nhận xét. Trong quá trình dạy giáo viên căn cứ vào số lượng sinh viên để xếp đội hình hướng dẫn dạy học cho phù hợp.

        3. Kết luận

           Đổi mới phương pháp dạy các kĩ thuật đi cho sinh viên CĐMN k43 sẽ giúp người học có kiến thức đúng tự rèn luyện mình để có tư thế bước chân dáng người khỏe mạnh, phòng chống các bệnh như gù lưng, cong vẹo cột sống, chân chữ bát, đặc biệt là để vận dụng dạy cho trẻ mầm non khi tham gia an toàn giao thông an toàn.

         Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để nội dung dạy các kĩ thuật đi cho sinh viên CĐMN  trường CĐSP Bắc Ninh được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo:  Đề cương môn GDTC năm học 2023-2024

                                                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội