Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THIẾT KẾ PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT CH/TR CHO SINH VIÊN NĂM THỨ 3 TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH Thạc sỹ: Trần Thúy Hằng

 

 

I. Đặt vấn đề

 

Thiết kế nội dung rèn chính tả cho giờ sinh hoạt lớp là một nội dung gồm nhiều chủ đề nhằm mục đích rèn kĩ năng chính tả cho sinh viên thông qua hệ thống bài tập chính tả và cung cấp các mẹo chính tả. Bài viết trước tôi đã thiết kế nội dung rèn chính tả phân biệt cặp phụ âm đầu l/ n; ở bài viết này, tôi tiếp tục trình bày nội dung thiết kế các phiếu bài tập chính tả phân biệt ch/tr. Các bước thực hiện, dạng bài tập và cấu trúc của phiếu vẫn được thiết kế trên cơ sở phần khái quát chung và phiếu trong chủ đề trước.

 

II. Nội dung

 

Theo kế hoạch về các chủ đề đã được xây dựng trong bài viết trước thì chủ đề 2 (phân biệt ch/tr) được thực hiện trong thời gian 2 tuần tương ứng với 2 giờ sinh hoạt lớp. vậy, trong bài viết này tôi sẽ thiết kế 2 phiếu bài tập cho cho các tuần 5, 6. Phiếu được thiết kế gồm cấu trúc 4 phần: Mục đích, Nội dung, Ghi nhớ mẹo chính tả và Đáp án.

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT CH/TR

 

(Tuần 5)

 

I. Mục đích: rèn kĩ năng viết chính tả ch/tr

 

II. Nội dung:

 

1. Tìm 20 cặp từ đối lập ch/tr: che (chở) – (cây) tre.

 

2. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả trong các trường hợp sau: châm cứu/ trâm cứu, phương trâm/ phương châm, chân phương/ trân phương, trân quý/ chân quý, trấn giữ/ chấn giữ, chấn chỉnh/ trấn chỉnh, câu chuyện/ câu truyện, trao đảo/ chao đảo, chuyền đạt/ truyền đạt, dối trá/ dối chá, chạm trổ/ trạm trổ, trấn an/ chấn an, leo trèo/ leo chèo, trót lọt/ chót lọt, chót hẹn/ trót hẹn, chòng mắt/ tròng mắt, chỏng chơ/ trỏng trơ, chõng tre/ trõng tre, chỏm tóc/ trỏm tóc.

 

3. Ghép tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ, cụm từ đúng và ghi ở cột C

 

AB                 C
changchang, sách, trải, bị, hoàng, y 
trang 
chongchóng, đèn, trẻo, trắng, veo, chong, suốt, đục 
trong 
chuyềncành, đạt, tin, chơi, sợi dây, nước, thống , tuyên, kì 
truyền 
chânthành, trọng, thực, phương, quý, tình, trân, chất, bàn, giường 
trân 
châuchấu, lục, năm, con, trân,  
trâu 
chíý, lí, tuệ, óc, quyết, thức, thú, yên, dũng, trang, tình, hiếu, tâm, tài 
trí 
chungthực, thành, tình, đụng, chạ, riêng, hiếu, lưu, bình, tuần, tuổi, chiêng, lâm, thủy 
trung 

 

III. Ghi nhớ mẹo chính tả

 

Mẹo phân biệt ch/trVí dụ
(1) Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.- sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt choắt, chích choè, chí chóe, chuệch choạc, chuếnh choáng,
(2) Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.- trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, ...
 

 

* Lưu ý: SV được sử dụng Từ điển tiếng Việt và các tài liệu khác.

 

 

 

IV. Đáp án:

 

1. SV tìm đúng các từ đối lập theo quy định chính tả tiếng Việt. GV trong quá trình chữa bài có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt để tra cứu các trườn hợp SV tìm được.

 

2. Các từ viết đúng chính tả:

 

châm cứu, phương châm, chân phương, trân quý, trấn giữ, chấn chỉnh, câu chuyện, chao đảo, truyền đạt, dối trá, chạm trổ, trấn an, leo trèo, trót lọt, trót hẹn, tròng mắt, chỏng chơ, chõng tre, chỏm tóc.

 

3. Ghép tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ, cụm từ đúng và ghi ở cột C

 

AB                 C
changchang, sách, trải, bị, hoàng, y- chang chang, y chang
trang- trang sách, trang trải, trang bị, trang hoàng
chongchóng, đèn, trẻo, trắng, veo, chong, suốt, đục- chong chóng, chong đèn, chong chong (nhìn)
trong- trong trẻo, trong trắng, trong veo, trong suốt, trong đục (đục trong).
chuyềncành, đạt, tin, chơi, sợi dây, nước, thống , tuyên, kì- chuyền cành, chơi chuyền, sợi dây chuyền
truyền- truyền đạt, truyền tin, truyền nước, truyền thống, tuyên truyền, truyền kì.
chânthành, trọng, thực, phương, quý, tình, trân, chất, bàn, giường- chân thành, chân thực, chân phương, chân tình, chân chất, chân bàn, chân giường.
trân- trân trọng, trân quý, trân trân (nhìn).
châuchấu, lục, năm, con, trân, bò, báu.- châu chấu, châu lục, năm châu, trân châu, châu báu.
trâu- con trâu, trâu bò.
chíý, lí, tuệ, óc, quyết, thức, thú, yên, dũng, trang, tình, hiếu, tài- ý chí, quyết chí, chí thú, chí tình, chí hiếu.
trí- lí trí, trí tuệ, trí thức, yên trí, trí dũng, trang trí, tài trí.
chungthực, thành, tình, đụng, chạ, riêng, hiếu, lưu, bình, tuần, tuổi, chiêng, lâm, thủy- chung tình, chung đụng, chung chạ, riêng chung, chung chiêng, lâm chung, chung thủy
trung- trung thực, trung thành, trung hiếu, trung lưu, trung bình, trung tuần, trung tuổi.

 

 

 

* Lưu ý: Đáp án dành cho GV sử dụng khi chữa bài hoặc cung cấp cho SV.

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT CH/TR

 

(Tuần 6)

 

I. Mục đích: rèn kĩ năng viết chính tả ch/tr

 

II. Nội dung:

 

1. Điền vào chỗ trống ch hay tr?

 

...uyền đạt, sợi dây ...uyền, ...ước tác, bắt ...ước, ...ao đảo, ...ao đổi, ...uyên ...ị, ...ương trình, bụng ...ướng to, ...ướng mừng thọ, khai ...ương, ...ai sạn, liêu ...ai, ...ang ...ải, ...ải qua, con ...ăn, ...ập ...ùng, ...ập ...ững, ...ang ...í, ...ạng vạng, gà trống ...oai, ...ác táng, ...ọc phú, nôn ...ớ, ...ót hẹn, phút ...ót, ...ột dạ, ...ư hầu.

 

2. Chọn các từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

 

(1) “Cho ... mùi hương, cho đã đầy ánh sáng”. (chuếnh choáng/ truếnh choáng).

 

(2) Ba mươi tuổi đầu mà chưa làm nên ... (chò chống/ trò trống) gì.

 

(3) Họ vừa làm vừa ... vui vẻ. (chuyện trò/ truyện trò).

 

(4) Lý Á Bang là ... của giới giang hồ. (ông chùm/ ông trùm).

 

(5) Đó là ... của ngài giám đốc. (chức trách/ chức chách).

 

(6) Gặp tôi, cô ấy cố tình ... ra bộ đồ mới đắt tiền. (chưng/ trưng)

 

(7) Cô ấy rất thích ... với bạn bè. (chưng diện/ trưng diện).

 

(8) Trong tủ kính có rất nhiều đồ trang sức được ... (trưng bày/ chưng bày).

 

(9) Đây là loại rượu quý được ... hàng trăm năm. (chưng cất/ trưng cất)

 

(10) Cái giường kê giữa nhà nhìn rất ... (chướng mắt/ trướng mắt).

 

(11) Họ ngồi ... suốt cả ngày. (chầu chực/ chầu trực).

 

(12) .... dân ý là một hình thức dân chủ. (trưng cầu/ chưng cầu).

 

(13) Mấy cậu thanh niên ... thường thích thể hiện mình (choai choai/ troai troai).

 

(14) Bộ bàn ghế được ... cầu kì. (chạm trổ/ trạm trổ).

 

(15) Ai là người gây ra .... này? (chuyện/ truyện).

 

3. Tìm ít nhất 5 trường hợp viết chương/ trương, chắc/ trắc, chúc/ trúc, chùm/ trùm; 2 trường hợp viết chấn/ trấn, chường/ trường, chùng/ trùng.

 

III. Ghi nhớ mẹo chính tả:

 

Mẹo chính tả ch - trVí dụ
(3) Những từ chỉ đồ vật trong nhà, tên các loại quả, các món ăn, tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa người trong gia đình và từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.- chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối, chanh, chôm chôm,... cháo, chè, chả,... chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt,... chẳng, chưa, chớ, chả, ...
(4) Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.- trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, ...

(5) Trong cầu tạo từ láy:

+ Láy âm: Cả trch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.

+ Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trường hợp đặc biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi)

+ chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, ... tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, ...

+ chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót...

 

* Lưu ý: SV được sử dụng Từ điển Tiếng Việt và các tài liệu khác.

 

IV. Đáp án:

 

1. Điền vào chỗ trống ch hay tr?

 

truyền đạt, sợi dây chuyền, trước tác, bắt chước, chao đảo, trao đổi, chuyên trị, chương trình, bụng trướng to, trướng mừng thọ, khai trương, chai sạn, liêu trai, trang trải, trải qua, con trăn, trập trùng, chập chững, trang trí, chạng vạng, gà trống choai, trác táng, trọc phú, nôn trớ, trót hẹn, phút chót, chột dạ, chư hầu.

 

2. Chọn các từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

 

(1) chuếnh choáng; (2) trò trống; (3) chuyện trò; (4) ông trùm; (5) chức trách; (6) chưng (7) chưng diện (8) trưng bày; (9) chưng cất; (10) chướng mắt; (11) chầu chực; (12) trưng cầu; (13) choai choai; (14) chạm trổ; (15) chuyện.

 

3. Tìm ít nhất 5 trường hợp viết chương/ trương, chắc/ trắc, chấn/ trấn, chúc/ trúc; 2 trường hợp viết chùm/ trùm, chường/ trường, chùng/ trùng.

 

- chương/ trương: chương trình, chương sách, văn chương, chương mục, chương hồi/ khai trương, trương bụng, trương phềnh, cơm bị trương, trương cờ khởi nghĩa, trương khẩu hiệu.

 

- chắc/ trắc: chắc chắn, nắm chắc, chắc dạ, chắc lép, chắc mẩm, chắc chân, chắc hẳn/ trắc nghiệm, trắc trở, trắc địa, gỗ trắc.

 

- chúc/ trúc: chúc mừng, chúc tụng, cung chúc tân xuân, lời chúc, kính chúc, cành cây chúc xuống/ lá trúc, trúc mai, trúc trắc, trúc đào, tre trúc.

 

- chùm/ trùm: chùm quả, cây chùm ngây, chùm nhãn, chùm chìa khóa/ bao trùm, ông trùm, trùm chăn.

 

- chấn/ trấn: phấn chấn, chấn chỉnh, chấn song, chấn thương, chấn động/ thị trấn, trấn an, trấn giữ, trấn lột, trấn tĩnh, trấn áp.

 

- chường/ trường: chán chường, chường mặt ra ngoài/ trường học, đường trường, sa trường...

 

- chùng/ trùng: chùng chình, dây đàn bị chùng, giọng chùng xuống/ trùng trùng điệp điệp, trùng phùng, trùng khơi, trùng lặp.

 

* Lưu ý: Đáp án dành cho GV sử dụng khi chữa bài hoặc cung cấp cho SV.

 

 

 

III. Kết luận

 

Phiếu bài tập được thiết kế nhằm mục đích củng cố cho sinh viên kĩ năng phân biệt các trường hợp chính tả viết ch/tr. Đây là những trường hợp chính tả không có quy tắc trong tiếng Việt. Quy tắc chính tả của những trường hợp này là quy tắc chính tả phổ biến nghĩa là cách viết nào được chấp nhận nhiều hơn và được ghi nhận bởi cộng đồng xã hội rộng lớn thì sẽ được xác định là chuẩn, trở thành quy định trong Từ điển và các văn bản. vậy, trong các phiếu đều có cung cấp một số mẹo chính tả để sinh viên có thể vận dụng trong quá trình rèn kĩ năng chính tả của bản thân.

 

* Tài liệu tham khảo:

 

1. Đào Duy Anh (2013): Hán Việt từ điển giản yếu, NXB Văn hóa Thông tin.

 

2. Hoàng Phê (chủ biên) (1996): Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, TT Từ điển học.

 

3. Nhiều tác giả (2014): Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Phương Pháp dạy học Tiếng Việt 2, Tiếng Việt nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam

 

4. Nhiều tác giả (2014): Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học: Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Các kĩ năng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam

 

5. Một số trang web: tratu.soha, wiktionnary.

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội