Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÔNG TÁC THANH TRA VỚI VIỆC ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH Tiến Sỹ: Đặng Thị Thanh Mai

 

            1. Vai trò của công tác thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học

Vị trí, chức năng hoạt động thanh tra của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được nêu rõ trong thông tư 51/2012/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2012 qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp1:

Hoạt động thanh tra của các cơ sở giáo dục đại học là hoạt đông thanh tra nội bộ, giúp phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lí của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo qui định pháp luật.

            Như vậy, thanh tra trong trường đại học thực hiện đồng thời 2 chức năng: (i) chức năng phát hiện và xử lí các vi phạm pháp luật và (ii) chức năng ngăn ngừa các vi phạm quy chế, qui định, pháp luật.

2. Công tác thanh tra với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSP Bắc Ninh

2.1. Công tác thanh tra tại trường CĐSP Bắc Ninh

Được thành lập từ năm 2007, bộ phận Thanh tra của Trường đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lí các vi phạm của các đơn vị, các tổ chức và các cá nhân trong công tác quản lí và các hoạt động chuyên môn. Tổng kết công tác thanh tra của Trường trong giai đoạn từ 2014 – 2018 cho thấy những kết quả đạt được sau đây(4):

(1) Các hình thức thanh tra

Công tác thanh tra, kiểm tra của Trường được thực hiện theo cả 2 hình thức: thanh tra thường xuyên (theo kế hoạch hằng năm, tháng) và thanh tra đột xuất (khi có các biểu hiện vi phạm nội qui, qui chế, pháp luật hoặc có các yêu cầu khiếu nại, tố cáo nảy sinh hoặc theo yêu cầu của Hiệu trưởng…). Công tác thanh tra đã góp phần đảm bảo duy trì mọi hoạt động của Trường diễn ra cách hài hòa, đúng pháp luật.

(2) Các nội dung thanh tra

Công tác thanh tra của trường đã được tổ chức thực hiện theo các nội dung cơ bản sau:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản; hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện các quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của trường.

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân thuộc Trường.

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Nhà trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

(3) Các hoạt động thanh tra đã được tổ chức thực hiện

Các hoạt động thanh tra của Trường đã được tổ chức thực hiện rất đa dạng, bao gồm:

- Thanh tra công tác tuyển sinh, cấp phát bằng;

- Thanh tra thi, kiểm tra đánh giá (thanh tra thi học kì, thi tốt nghiệp);

- Thanh tra nề nếp dạy học và nền nếp hành chính;

- Thanh tra hoạt động quản lí và hoạt động chuyên môn của các đơn vị trực thuộc trường;

- Thanh tra các hoạt động cụ thể của Trường: Hoạt động đao tạo, công tác chủ nhiệm lớp, các văn bản thu chi tài chính…;

- Thực hiện lịch tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại tố cáo của CBGV, nhân viên và HSSV.

(4) Qui trình thanh tra

Trường đã đảm bảo đúng qui trình tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra:

            - Ra quyết định thanh tra;

            - Xây dựng kế hoạch thanh tra, thông báo kế hoạch thanh tra cho các tổ chức, cá nhân được thanh tra;

            - Thực hiện thanh tra: Ra quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu …;

            - Báo cáo kết quả thanh tra;

            - Ban hành Kết luận thanh tra;

            - Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra của đối tượng được thanh tra.

            2.2. Vai trò của công tác thanh tra với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường

            Công tác thanh tra trong giai đoạn vừa qua đã có tác dụng rất lớn đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Các khía cạnh nổi bật về vai trò của công tác thanh tra có thể đề cập đến như sau:

Thứ 1, Công tác thanh tra đã góp phần xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường:

            Công tác thanh tra được thực hiện thường xuyên gồm nhiều hoạt động từ nề nếp ra vào lớp, nền nếp hành chính của CBGV, nhân viên và HSSV,… đến các hoạt động của Trường: công tác chủ nhiệm lớp, công tác đào tạo, ban hành các văn bản quản lí, đào tạo của Trường… Các hoạt động thanh tra đã góp phần dần hình thành thói quen làm việc đúng giờ giấc, đúng qui trình, qui định … và có chất lượng của các đơn vị, các cá nhân trong Trường.

            Thứ 2, Công tác thanh tra đã góp phần đảm bảo các hoạt động của Trường có nền nếp và chất lượng:

            Việc thanh tra thường xuyên, đột xuất đã góp phần giúp các hoạt động của Trường diễn ra theo đúng qui định, đúng pháp luật như: nền nếp dạy học được bảo, công tác kiểm tra đánh giá nghiêm minh, các hoạt động theo đúng qui trình…

Thứ 3, Công tác thanh tra đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lí:

Bên cạnh vai trò giúp các đơn vị, cá nhân trong trường thực hiện các hoạt động có nền nếp, theo đúng qui định, công tác thanh tra còn có tác dụng ngược lại với chính chủ thể quản lí. Công tác thanh tra đã góp phần giúp các cấp quản lí, các đơn vị chức năng của Trường kiểm tra, đánh giá được sự phù hợp của các văn bản, các qui định, qui trình đã ban hành, đã thực hiện. Trên cơ sở đó có các điều chỉnh phù hợp với thực tiễn quản lí và đào tạo.

Thứ 4, Công tác thanh tra đã góp phần tạo phong trào thi đua của các đơn vị, các cá nhân trong Trường:

Cùng với việc phát hiện các vi phạm để có xử lí kịp thời, công tác thi đua khen thưởng của Trường được thực hiện công bằng dựa trên kết quả thanh tra đã tạo động lực thúc đẩy các cá nhân, đơn vị gắn bó với công việc và nỗ lực thực hiện công việc có chất lượng, hiệu quả.

            3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát huy hiệu quả của công tác thanh tra tại trường CĐSP Bắc Ninh

            Trong giai đoạn vừa qua, công tác thanh tra đã thực sự có những kết quả đáng khích lệ đóng góp hiệu quả trong việc đảm bảo chất lượng của Trường. Để phát huy các kết quả đã đạt được và để công tác thanh tra thật sự có chất lượng trong giai đoạn mới, một số giải pháp được đề xuất như sau:

            * Đối với Nhà trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến biến pháp luật về thanh tra trong Trường nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra không chỉ với lãnh đạo, quản lí mà còn đối với toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong trường. Từ đó tạo sự đồng thuận, cộng tác, tuân thủ, hiệu quả trong công tác thanh tra.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra trong Trường: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra: cử cán bộ thanh tra tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác thanh tra…

* Đối với bộ phận làm công tác thanh tra và cán bộ thanh tra

- Đối với bộ phận làm công tác thanh tra:

Đổi mới các hoạt động thanh tra theo Chỉ thị 5912/CT-BGD&ĐT ngày 21/12/2016 về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thực hiện công tác thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, đúng qui trình, qui định, nghiêm minh; Chuyển hoạt động thanh tra chủ yếu từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra công tác quản lí.

Căn cứ các văn bản cấp trên hoàn thiện hệ thống văn bản qui định về công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và các hoạt động của trường đúng qui định.

- Đối với cán bộ thanh tra:

Cán bộ làm công tác thanh tra tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng về mọi mặt: hiểu biết về các hoạt động của Trường, năng lực về nghiệp vụ công tác thanh tra, những hiểu biết về pháp luật…

* Đối với CBGV, nhân viên và HSSV của Trường

- Nhận thức đúng về công tác thanh tra và thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của Trường, ngành…

- Đóng góp ý kiến cho các văn bản qui định, các hoạt động quản lí và đào tạo của Trường.

- Phản ánh kịp thời các phát hiện sai trái, vi phạm của CBGV, nhân viên, HSSV với bộ phận thanh tra và với lãnh đạo Trường.

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT, ngày 18/12/012 qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.

2. Chỉ thị 5912/CT-BGD&ĐT ngày 20/12/2016 về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Thông báo 47/TB-BGD&ĐT ngày 23/01/2017 kết luận của thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng tại hội nghị công tác thanh tra giáo dục toàn quốc tổ chức ngày 19/12/2016.

4. Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục Trường CĐSP Bắc Ninh. Tháng 02/2019.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội