Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TOÀN CẢNH: Bắc Ninh - Kinh Bắc

   Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông BắcPhía Tây vàTây Nam giáp thủ đô Hà Nộiphía Bắc giáp tỉnh Bắc Giangphía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dươngphía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

 

Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng YênLạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay

 

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện:
  1. Thành phố Bắc Ninh: 13 phường và 6 xã
  2. Thị xã Từ Sơn: 7 phường và 5 xã
  3. Huyện Gia Bình: 1 thị trấn và 13 xã
  4. Huyện Lương Tài: 1 thị trấn và 13 xã
  5. Huyện Quế Võ: 1 thị trấn và 20 xã
  6. Huyện Thuận Thành: 1 thị trấn và 17 xã
  7. Huyện Tiên Du: 1 thị trấn và 13 xã
  8. Huyện Yên Phong: 1 thị trấn và 13 xã

 

Tổng cộng Bắc Ninh có 126 xã, phường và thị trấn
 
Vị trí địa lý
Bắc Ninh nằm ở tọa độ 21011’15’’B 106004’24’’Đ

Điều kiện tự nhiên

Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùngđồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

  • Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.
  • Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
  • Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C

Kinh tế

Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng như của cả nước. Năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%.Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Đến năm 2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tính cả dầu thô, khí đốt). Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7 nghìn 100 tỷ,là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã có đóng góp ngân sách cho TW. Năm 2011,GDP bình quân đạt 2125USD/1 người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Năm 2011, Bắc Ninh cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 7.414 triệu USD , và là một tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 22.000 tỷ đồng.

  • Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam
  • Cơ cấu GDP CN&XD-DV-NN là 64.8%-24.2%-11% (2010).
  • Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15 KCN tập trung qui mô lớn và hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ. Số vốn FDI của Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bắc Ninh có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon, SamSung, Nokia, ABB...
  • Bắc Ninh nằm trên 2 hành lang kinh tế Quảng Đông - Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lào Cai - Quảng Ninh.

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh) [1]

Ngày 13 tháng 4 năm 2006, Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel.
Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày.

Các khu công nghiệp Bắc Ninh: 15 KCN tập trung, 27 Cụm công nghiệp và 1 Khu CNTT

  • KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN - Quy mô : 410ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 1 - Quy mô : 640 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 2 - Quy mô : 270 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 3 - Quy mô : 521,7 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 1 - Quy mô : 651 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 2 - Quy mô : 1200 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI KIM - Quy mô : 742 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG – HOÀN SƠN - Quy mô : 572 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA - Quy mô : 74 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP NAM SƠN – HẠP LĨNH - Quy mô : 1000 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 2 - Quy mô : 250 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 3 - Quy mô : Tổng diện tích quy hoạch là 1.000 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 1 - Đang được quy hoạch
  • KHU CÔNG NGHIỆP GIA BÌNH - Quy mô : 300 ha
  • KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE ( VISIP ) - Quy mô : 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore
  • KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BẮC NINH - Quy mô: 50 ha, bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại - dịch vụ - triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất nước ta. Cùng với Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành 3 khu CNC trọng điểm của đất nước.
  • CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÌNH BẢNG
  • CỤM CÔNG NGHIỆP Hà Mãn-Trí Quả
  • CỤM CÔNG NGHIỆP PHONG KHÊ
  • CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG THỌ
  • CỤM CÔNG NGHIỆP XUÂN LÂM
  • CỤM CÔNG NGHIỆP VÕ CƯỜNG
  • CỤM CÔNG NGHIỆP THANH KHƯƠNG
  • CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN HỒNG
  • CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG QUANG
  • CỤM CÔNG NGHIỆP CHÂU KHÊ
  • CỤM CÔNG NGHIỆP TÁO ĐÔI - Lương Tài - Bắc Ninh

Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử

Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt" được mệnh danh là vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”, Cùng với Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa DâuChùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền ĐôChùa Dận... Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo

Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồlàng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Tam Tảo v.v.

Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh.

 

Các lễ hội

Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây:

  • Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
  • Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ ớn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược.
  • Lễ hội làng Kim Chân (Làng Tiến sỹ). Được tổ chức vào ngày 26 đến 28 tháng 2 hàng năm. Giỗ tổ họ Nguyễn.
  • Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
  • Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
  • Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).
  • Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
  • Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
  • Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.
  • Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.
  • Lễ hội Đình Châm Khê ngày 4 - tháng tám (âm)
Có câu:
Mùng bẩy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín hội Gióng
Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về
Di tích, di sản văn hóa

Năm 2009  Quan họ đã được UNESCO chính thức công nhận là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" đại diện của nhân loại

 
Các liền anh liền chị hát Dao duyên, "miếng trầu là đầu câu truyện" và hình ảnh Trầu tên cánh phượng là nét đặc trưng của người Quan họ 
   
 
Rước kiệu quanh làng là lễ chính của hội lim 
Các thắng cảnh

 
Ẩm thực Bắc Ninh
 
 
Bắc Ninh nổi tiếng với bánh phu thê, xu xê. Loại bánh nghe tên rất đỗi mộc mạc này lại mang ý nghĩa lớn lao, nó như một sự gắn kết keo sơn để giữ được hạnh phúc. Chính vì thế, trong lễ ăn hỏi của người dân Bắc Ninh không bao giờ thiếu loại bánh này 
Ngoài ra Bắc Ninh còn có làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành - Bắc Ninh), Gốm Phù Lãng (Quế Võ)
 
 
 
Tham khảo nguồn thông tin từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_Ninh

 


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội