Xây dựng môi trường giao tiếp, ứng xử cho sinh viên mầm non trong hoạt động dạy và học ở nhà trường
Th.s Nguyễn Thị Dư – Khoa Mầm non
1. Đặt vấn đề
Văn hóa giao tiếp, ứng xử chắc chắn không còn xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều có cho mình một cách giao tiếp, ứng xử riêng để tạo nên đặc trưng của từng người. Nó là một yếu tố quan trọng, được coi là một tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá nhân cách đạo đức của một con người. Giúp con người sống biết đối nhân xử thế, biết giao tiếp lễ độ, có ước mơ hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa giao tiếp, ứng xử ngày càng cao, giao tiếp một cách khôn khéo và ứng xử thông minh, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó, đây cũng là một thành công trong bí quyết sống hàng ngày.
Đối với tầng lớp sinh viên, một tầng lớp trẻ, khỏe,đầy năng động và nhiệt huyết thì văn hóa giao tiếp, ứng xử lại là yếu tố cần thiết để nâng cao kinh nghiệm sống hàng ngày cho tầng lớp này. Đây là vấn đề không còn mới mẻ với chúng ta, nhưng sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nó hiện nay thì không thể phủ nhận được. Xu hướng hội nhập đã phần nào làm thay đổi giao tiếp, ứng xử có văn hóa của sinh viên Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, là một vấn đề cấp bách nên thực hiện ngay trong mỗi nhà trường giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ.
Giao tiếp,ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ và phụ huynh của trẻ là những phản ứng hành vi của giáo viên nảy sinh trong quá trình giao tiếp với trẻ do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định. Có thể thấy, ngành sư phạm mầm non là một ngành có nhiều tham vọng nhất (giúp trẻ phát triển toàn diện). Có nhiều đòi hỏi nhất (Chương trình: Phải dạy đúng/đủ - Nhà trường: Phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có đủ đồ dùng dạy học - Phụ huynh: Con tôi phải được quan tâm chăm sóc và phải được học chữ, học đàn, học múa hát, học kỹ năng sống, hoc…học…), Có nhiều nhu cầu nhất ( Phải lo cho trẻ đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ từ ăn – ngủ - chơi – học- vệ sinh cá nhân…) và nếu làm việc thuộc khu vực tư nhân thì có nhiều biến động nhất ( phụ huynh thích thì cho con vào học, không thích lại xin cho con ra…trẻ vào và ra thường xuyên )… những vấn đề này đã vô tình tạo ra những làn sóng trong việc giao tiếp, ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ và phụ huynh của trẻ. Lúc này, kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều tình huống khác nhau yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và am hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Ở bậc học mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo bản năng, tức là hành động theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ logic. Với lòng kiên nhẫn, cô giáo dễ dàng nhận biết cách giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc, và từ theo đó, giúp các em hướng đến những suy nghĩ đúng đắn. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, những cô giáo mầm non cần trau dồi cho mình kỹ năng ứng xử sư phạm ở bất kỳ tình huống nào…
2.2. Xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non
2.2.1.Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết môn học.
Với kinh nghiệm trong nghề tôi nghiệm thấy rằng các kiến thức về văn hóa giao tiếp, ứng xử cần được giảng viên thể hiện lồng ghép vào từng môn học thuộc chuyên ngành đào tạo…Tạo điều kiện cho các em sinh viên sư phạm mầm non được nghiên cứu, được trải nghiệm với thực tế, vận dụng linh hoạt cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày sau mỗi giờ học.
Nội dung này thể hiện ở công tác quản lí của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành sư phạm giáo dục mầm non. Tình hình này đã đặt ra những đòi hỏi mới và ngày càng nặng nề đối với các trường cao đẳng, đại học và đặc biệt đối với chức năng quản lí. Vì các tổ chức này phải cố gắng đáp ứng các tác động khác nhau trong hoàn cảnh hiện nay và dự đoán trước được. Nó đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của Lãnh đạo nhà trường. Mục tiêu của cuộc vận động “ đổi mới sáng tạo trong dạy và học” hiện nay là tạo dựng những điều kiện có lợi cho việc tham dự, cải thiện, sáng tạo, chịu trách nhiệm và duy trì sự trưởng thành nghề nghiệp, nâng cao tính trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên trong nhà trường, lý tưởng giáo dục dẫn đạo cho hoạt động giáo dục và phương hướng công tác của mọi thành viên nhà trường. Cho nên nó tạo cho trường học và các thành viên những điều kiện tất yếu để họ có quyền sáng tạo và sự chủ động, nhằm triển khai quá trình động thái đạt được đa hiệu năng. Sự chuyển đổi hình thức đào tạo này là một mô hình quản lý rất hiệu quả cho người học, từ các hoạt động dạy học mang tính thụ động “thầy giữ vai trò chủ đạo” sang hoạt động “ thầy và trò cùng nghiên cứu, cùng trao đổi, cùng đưa ra các quan điểm về kiến thức liên quan đến bài học…”. Nó đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo nhà trường, trong việc chỉ đạo kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình chi tiết từng môn học có lồng ghép kiến thức về văn hóa giao tiếp, ứng xử cho người học đáp ứng với thực tiễn nghề giáo viên mầm non.
Ví dụ học phần: Quản lí trong giáo dục mầm non
Theo quan điểm của bản thân tôi, trong chương trình chi tiết cần thể hiện rõ các nội dung cung cấp cho người học một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về: Nghiệp vụ quản lí trường mầm non, … Từ đó giúp người học vận dụng vào thực tiễn để quản lí và xử lí các tình huống có thể gặp trong quản lí trường mầm non và công tác quản lí chăm sóc giáo dục trẻ. Qua hệ thống các câu hỏi, các bài tập liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử..,của giáo viên mầm non ...) Ví dụ: Bài tập cho nội dung quản lí nhóm/lớp, trẻ mầm non … giảng viên khéo léo lồng ghép kiến thức có liên quan đến giao tiếp, ứng xử bằng cách cho các sinh viên được làm bài tập xây dựng tình huống, viết các lời đối thoại của tình huống và cách xử lí tình huống… , được thực hành đối thoại tình huống dưới hình thức sân khấu giả định, nhập vai nhân vật, ở các thời điểm trong ngày theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non, như :(trong hoạt động đón trẻ; trong hoạt động trả trẻ; trong hoạt động thể dục sáng; trong các hoạt động học “ âm nhạc, toán, khám phá môi trường xung quanh, tạo hình; kể chuyện, đọc thơ,...”; trong hoạt động vui chơi ngoài trời; trong hoạt động vui chơi theo góc; trong hoạt động vệ sinh; trong hoạt động ăn; trong hoạt động ngủ - Các nhân vật đối thoại trong tình huống có thể là (các bậc phụ huynh của trẻ , đồng nghiệp, cấp quản lí , trẻ mầm non , các đối tượng khác,..). Chính việc thông qua các dạng bài tập như này, sinh viên sư phạm mầm non sẽ có cơ hội được thể hiện ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử của bản thân một cách có chọn lọc phù hợp với thực tế của nghề giáo viên mầm non.
Tương tự các học phần khác trong chương trình đào tạo của từng nhà trường xây dựng cũng nên chỉ đạo xây dựng đề cương chi tiết theo hướng lồng ghép kiến thức về giáo dục văn hóa giao, tiếp ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non phù hợp với từng nội dung nhỏ của môn học.
Thực tế đã cho thấy, khi nhà trường xây dựng chương trình chi tiết môn học càng cụ thể, nội dung lồng ghép rõ ràng ở từng chương, từng mục, từng nội dung tự học của sinh viên…Càng giúp cho người được phân công giảng dạy dễ dàng định hình nội dung cần cung cấp cho sinh viên, các em sinh viên cũng dễ dàng định hình các nội dung được học để vận dụng vào các bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cũng như kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm đáp ứng một cách chuyên nghiệp cho kỹ năng nghề giáo viên mầm non sau khi rời ghế nhà trường sư phạm.
((“Biết cách gợi ý là nghệ thuật của giảng dạy. Để đạt được nó, chúng ta phải đoán được điều gì sẽ gây hứng thú; chúng ta phải học cách đọc linh hồn con trẻ như chúng ta đọc một bản nhạc. Và rồi, chỉ đơn giản là nhờ đổi điểm nhấn, chúng ta tiếp tục lôi cuốn và biến đổi bài hát. – Henri Frederic Amiel))
2.2.2. Tổ chức cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non tham gia các cuộc thi “Học tập và làm theo lời căn dặn của Bác đối với giáo viên mầm non”
(( “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả. – Chủ tịch Hồ Chí Minh))
Bác căn dặn rằng “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên mầm non theo lời căn dặn của Bác. Mỗi giáo viên cần phát huy vai trò yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con của mình, thực hiện nghiêm túc các hoạt động. Khi đến trường cô luôn niềm nở, ân cần, chăm sóc chu đáo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi, khám phá, trải nghiệm, phát huy khả năng cá nhân, tôn trọng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của trẻ, đặc biệt quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Cô luôn tạo cho trẻ bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương, mẫu mực về lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, hành động thực sự là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo….
Với kho tàng kiến thức văn hóa giao tiếp, ứng xử đồ sộ của Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại, sẽ là nguồn học liệu không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm của bậc học này. Đây là cẩm nang để các em đem theo vào hoạt động nghề nghiệp của bản thân khi rời xa giảng đường sư phạm, giúp các sinh viên sư phạm mầm non thấm nhuần từng lời dạy của Người dành cho các cô giáo mầm non, để bản thân biết ứng dụng vào thực tế nghề nghiệp. Những cuộc thi này có ảnh hưởng trực tiếp đến từng hành động, từng cử chỉ trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của sinh viên trong đời sống cũng như trong hoạt động nghề giáo viên mầm non của bản thân.
2.2.3. Mỗi sinh viên sư phạm mầm non phải luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nghề giáo viên mầm non.
Thứ nhất: Sinh viên sư phạm mầm non rèn luyện kỹ năng Nghề nghiệp
* Những kỹ năng nghề nghiệp sư phạm
Hát, múa, kể truyện, chơi được nhạc cụ cơ bản, làm đồ chơi cho trẻ là những điều mà giáo viên mầm non được dạy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những kỹ năng này đòi hỏi các sinh viên sư phạm mầm non phải thành thạo.
* Kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ
Giáo viên mầm non giỏi, có trình độ chuyên môn và yêu nghề sẽ được trẻ em yêu quý, vì thế sinh viên sư phạm mầm non hãy rèn luyện và hoàn thiện về khả năng giao tiếp của bản thân với trẻ nhỏ, nếu như không có kỹ năng này cô giáo mầm non sẽ trở nên vô cảm với trẻ, với nghề nghiệp của mình.
* Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp
Khi làm cho một trường mầm non, bên cạnh việc giao tiếp với các bé thì cô giáo mầm non còn phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp vì điều đó rất quan trọng, có lợi cho công việc, tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cô giáo biết được tính cách cũng như tâm lý của mỗi trẻ từ đó dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý các trẻ. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trong đối với sinh viên sư phạm mầm non và cần được thực hành ngay từ trên ghế nhà trường sư phạm.
* Kỹ năng xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Làm nghề giáo viên mầm non không chỉ có sáng đến lớp tối về nhà mà còn đòi hỏi cô giáo phải biết thiết kế bài dạy, tổ chức vui chơi cho trẻ, có kế hoạch về các hoạt động cụ thể trong từng ngày để giúp trẻ vui vẻ, không thấy nhàm chán , giáo viên giỏi sẽ biết cách làm mới bản thân và làm mới phương pháp dạy mỗi ngày.
* Kỹ năng về y tế, sơ cứu của giáo viên mầm non
Dạy cho trẻ phải làm gì khi gặp tai nạn, và bản thân cũng biết cần làm gì, nắm vững cách sơ cứu cho trẻ nhỏ cũng là điều vô cùng quan trọng.
* Kỹ năng sử dụng máy vi tính và các ưngs dụng công nghệ thông tin
Hiện nay việc soạn giáo trình, tìm kiếm thông tin hầu như đều được thực hiện trên máy tính, chủ yếu sử dụng word, powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng dành cho giáo viên mầm non. Nắm được các kỹ năng cơ bản này sẽ giúp cho các giáo viên mầm non tiết kiệm được thời gian và công sức trong công việc cũng như tìm kiếm thông tin, tham khảo, học hỏi nghề nghiệp.
* kỹ năng thể hiện sự hài hước, dí dỏm
Để có thể rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non này bằng cách giải tỏa áp lực, căng thẳng, sử dụng những hình thức giao tiếp qua cử chỉ, điệu bộ, vận dụng sự hài hước qua những trò chơi. Tạo được không khí sôi động và thu hút được trẻ.
Thứ 2: Những kỹ năng phối hợp giữa giáo viên mầm non với các bậc phụ huynh của trẻ
* Hiểu được sự cần thiết và yêu cầu phối hợp giữa giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh của trẻ trong chăm sóc- giáo dục trẻ
Mỗi sinh viên mầm non cần được học cách xây dựng mối quan hệ và sự phối hợp tốt giữa giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh của trẻ nói chung và cha, mẹ của trẻ nói riêng trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì cha,mẹ là người hiểu trẻ và dành nhiều thời gian cho trẻ. Cha, mẹ có thể chia sẻ thông tin về trẻ với cô giáo để giúp trẻ nhận được sự giáo dục phù hợp và thống nhất. Nhiều kiến thức, kĩ năng trẻ học cần được củng cố, áp dụng tại gia đình. Sự phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha, mẹ của trẻ giúp giải quyết các tình huống/vấn đề, tạo môi trường học tập tốt cho mọi trẻ em.
* Hiểu và biết những yêu cầu của việc phối hợp giữa giáo viên mầm non và phụ huynh của trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo viên mầm non cần phải tôn trọng đặc điểm và các giá trị của gia đình trẻ ,cùng chia sẻ trách nhiệm và cùng hợp tác, giúp cha mẹ thực hiện chức năng của mình tốt hơn, tập trung vào việc giáo dục trẻ, giáo viên cần trao đổi những hành vi, hành động của trẻ ở trường mầm non nhưng phải thành thực.
* Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm, mối quan tâm của gia đình trẻ
Vai trò của giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc giáo dục trẻ, mà giáo viên mầm non luôn có trách nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm về văn hóa – xã hội của gia đình trẻ, trình độ giáo dục, nghề nghiệp của cha mẹ, phong tục, tập quán và lối sống gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện sống của gia đình, số người trong gia đình và cơ cấu gia đình, môi trường giáo dục trẻ tại gia đình, sự kì vọng của cha mẹ đối với trẻ thì mới có thể đạt đến đỉnh cao của giáo dục. Từ đó, giáo viên nắm bắt được mối quan tâm của cha mẹ trẻ đến một số nội dung như: Khả năng tham gia của con họ trong nhóm lớp? Sự chấp nhận của môi trường tập thể? Thời gian của giáo viên dành cho con họ như thế nào? Con họ tiếp thu kiến thức của cô và hòa đồng với bạn bè ra sao?...Điều này, giúp các cô chủ động trong quá trình giao tiếp và trò chuyện với phụ huynh hơn về tình hình con của họ ở trường mầm non.
* Kĩ năng duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ
Một trong những Nguyên tắc giáo viên mầm non giao tiếp với cha mẹ có hiệu quả đó là: chấp nhận /lắng nghe /khuyến khích /có định hướng /cùng mục tiêu
Duy trì liên lạc với cha mẹ trẻ càng nhiều càng tốt. giáo viên không nên chỉ liên lạc với cha mẹ khi trẻ có vấn đề. Khi giao tiếp với cha mẹ, cần thể hiện sự quan tâm thực sự của mình với những nhu cầu của trẻ hơn là việc đổ lỗi hoặc chỉ trích cha mẹ đối với những vấn đề của trẻ. Tôn trọng, không phân biệt, không kì thị và định kiến với cha mẹ, chia sẻ cảm xúc với cha mẹ trẻ, hỗ trợ, động viên và thành thật với cha mẹ của trẻ . Khi cha mẹ tiếp cận với giáo viên để phàn nàn một vấn đề nào đó của trẻ ở trường mầm non, giáo viên nên thừa nhận tâm trạng của cha mẹ, nhạy cảm đối với quan điểm và trải nghiệm của cha mẹ, tránh phê phán hay lờ đi .
Giáo viên nên mô tả các hoạt động của nhà trường với cha mẹ của trẻ, có thể mời họ đến quan sát và tham gia vào một số hoạt động của trẻ tại lớp học.
* Kĩ năng phối hợp và hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình
Giáo viên mầm non cần phải có kế hoạch thông báo cho cha mẹ của trẻ về các mục tiêu giáo dục cho trẻ ở trường, gợi ý cho cha, mẹ của trẻ các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ tại gia đình. Khuyến khích cha, mẹ của trẻ thông báo cho giáo viên về những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở gia đình. Chia sẻ thông tin với cha, mẹ của trẻ về những tiến bộ của trẻ, giúp cha, mẹ của trẻ nhận ra những tiến bộ dù rất nhỏ của trẻ để tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh của trẻ. Cung cấp thông tin, hướng dẫn kĩ năng cho cha, mẹ của trẻ. Hướng dẫn, làm mẫu, giải thích cho cha, mẹ của trẻ một cách đơn giản, phù hợp với khả năng của họ .Cung cấp tài liệu về chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha,mẹ của trẻ (nếu có thể).
* Kĩ năng khuyến khích các bậc phụ huynh của trẻ tham gia vào các hoạt động của trường/lớp.
Mời cha, mẹ của trẻ đến thăm và tham gia vào lớp học của con họ càng nhiều càng tốt .Thu hút phụ huynh của trẻ tham gia các hoạt động dọn dẹp, sắp xếp lớp học, trang trí...Phụ huynh của trẻ có thể tham gia làm trợ giảng nếu phù hợp, cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp cá nhân cho trẻ (nếu có) .
* Kĩ năng giải đáp những mối quan tâm của phụ huynh trẻ
- Một số điều cha mẹ của trẻ có thể quan tâm gồm:
- Liệu con họ có thể học những hành vi không phù hợp từ các trẻ khác không?
- Quá trình vui chơi, học tập của con họ ở trên lớp như thế nào.
- Thời gian của giáo viên dành cho con họ là bao lâu?...
Là giáo viên mầm non hãy: Giải thích một cách bình tĩnh, có lí và khách quan, giúp cha, mẹ của trẻ nhận thấy những lợi ích thiết thực đối với con họ khi được đến trường mầm non.
* Kĩ năng giao tiếp, giải quyết tình huống có liên quan đến trẻ
- Phân tích cho cha mẹ hiểu rằng trường học là dành cho mọi trẻ em, nhà trường không được phép hạn chế nhu cầu học tập của trẻ em chỉ vì bất cứ lý do gì.
- Giúp cha mẹ nhận ra môi trường giáo dục trong trường mầm non
- Chia sẻ với cha, mẹ của trẻ về những hành vi mà con họ đã làm được,khơi gợi ở họ sự tự hào về điều trẻ đã làm được.
- Tạo cơ hội cho cha mẹ quan sát các trẻ đã học cùng nhau như thế nào ở lớp
- Khi gặp khó khăn, hãy chia sẻ với các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn và ban lãnh đạo trường hoặc ban đại diện cha, mẹ của trẻ để tìm cách giải quyết phù hợp.
* Kỹ năng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ của trẻ.
- Duy trì liên lạc thường xuyên với ban đại diện cha mẹ.
- Huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ trẻ vào các công việc của trường, lớp.
- Chia sẻ thông tin với Ban đại diện cha, mẹ của trẻ khi có tình huống nảy sinh trong mối quan hệ với các bậc cha mẹ trong lớp.
- Phối hợp tốt với phụ huynh của trẻ để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các cha, mẹ khác trong lớp, tạo sự đồng thuận cho việc chăm sóc, giáo dục con trẻ ở trường mầm non cũng như ở gia đình, xã hội đạt kết quả giáo dục như mong muốn.
3. Kết luận:
Những vấn đề được nêu trên có mối quan hệ và bổ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, đã giúp cho sinh viên sư phạm mầm non hiểu rõ vị trí, vai trò của văn hóa giao tiếp, ứng xử đối với hoạt động Nghề giáo viên mầm non. Đó là:
Giáo viên mầm non cần giao tiếp, ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác. Dành tình yêu và sự quan tâm với tất cả các trẻ như nhau, không được quá quan tâm đến một trẻ nào đó. Do đó, giáo viên cần phải vừa quan tâm đến cả lớp vừa phải quan tâm đến từng trẻ. Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng. Giáo viên luôn luôn thể hiện khuôn mặt rạng rỡ, nhiệt tình, trìu mến, tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của trẻ , phụ huynh của trẻ . Luôn tạo cho trẻ, phụ huynh của trẻ có được niềm tin phấn khởi, cảm thấy con em mình đang được quan tâm…
-------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1]. Ban Tuyên giáo Trung ương - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
[2]. Chỉ thị số: 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo ngày 07 tháng 05 năm 2018.
[3]. Nguyễn Thị Dư, Xây dựng môi trường văn hóa đạo đức trong giao tiếp, ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc Gia / Tạp chí Quản lí giáo dục, 2018
[4]. Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục mầm non
1. Đặt vấn đề
Văn hóa giao tiếp, ứng xử chắc chắn không còn xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều có cho mình một cách giao tiếp, ứng xử riêng để tạo nên đặc trưng của từng người. Nó là một yếu tố quan trọng, được coi là một tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá nhân cách đạo đức của một con người. Giúp con người sống biết đối nhân xử thế, biết giao tiếp lễ độ, có ước mơ hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa giao tiếp, ứng xử ngày càng cao, giao tiếp một cách khôn khéo và ứng xử thông minh, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó, đây cũng là một thành công trong bí quyết sống hàng ngày.
Đối với tầng lớp sinh viên, một tầng lớp trẻ, khỏe,đầy năng động và nhiệt huyết thì văn hóa giao tiếp, ứng xử lại là yếu tố cần thiết để nâng cao kinh nghiệm sống hàng ngày cho tầng lớp này. Đây là vấn đề không còn mới mẻ với chúng ta, nhưng sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nó hiện nay thì không thể phủ nhận được. Xu hướng hội nhập đã phần nào làm thay đổi giao tiếp, ứng xử có văn hóa của sinh viên Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, là một vấn đề cấp bách nên thực hiện ngay trong mỗi nhà trường giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ.
Giao tiếp,ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ và phụ huynh của trẻ là những phản ứng hành vi của giáo viên nảy sinh trong quá trình giao tiếp với trẻ do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định. Có thể thấy, ngành sư phạm mầm non là một ngành có nhiều tham vọng nhất (giúp trẻ phát triển toàn diện). Có nhiều đòi hỏi nhất (Chương trình: Phải dạy đúng/đủ - Nhà trường: Phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có đủ đồ dùng dạy học - Phụ huynh: Con tôi phải được quan tâm chăm sóc và phải được học chữ, học đàn, học múa hát, học kỹ năng sống, hoc…học…), Có nhiều nhu cầu nhất ( Phải lo cho trẻ đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ từ ăn – ngủ - chơi – học- vệ sinh cá nhân…) và nếu làm việc thuộc khu vực tư nhân thì có nhiều biến động nhất ( phụ huynh thích thì cho con vào học, không thích lại xin cho con ra…trẻ vào và ra thường xuyên )… những vấn đề này đã vô tình tạo ra những làn sóng trong việc giao tiếp, ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ và phụ huynh của trẻ. Lúc này, kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều tình huống khác nhau yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và am hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Ở bậc học mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo bản năng, tức là hành động theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ logic. Với lòng kiên nhẫn, cô giáo dễ dàng nhận biết cách giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc, và từ theo đó, giúp các em hướng đến những suy nghĩ đúng đắn. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, những cô giáo mầm non cần trau dồi cho mình kỹ năng ứng xử sư phạm ở bất kỳ tình huống nào…
2.2. Xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non
2.2.1.Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết môn học.
Với kinh nghiệm trong nghề tôi nghiệm thấy rằng các kiến thức về văn hóa giao tiếp, ứng xử cần được giảng viên thể hiện lồng ghép vào từng môn học thuộc chuyên ngành đào tạo…Tạo điều kiện cho các em sinh viên sư phạm mầm non được nghiên cứu, được trải nghiệm với thực tế, vận dụng linh hoạt cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày sau mỗi giờ học.
Nội dung này thể hiện ở công tác quản lí của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành sư phạm giáo dục mầm non. Tình hình này đã đặt ra những đòi hỏi mới và ngày càng nặng nề đối với các trường cao đẳng, đại học và đặc biệt đối với chức năng quản lí. Vì các tổ chức này phải cố gắng đáp ứng các tác động khác nhau trong hoàn cảnh hiện nay và dự đoán trước được. Nó đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của Lãnh đạo nhà trường. Mục tiêu của cuộc vận động “ đổi mới sáng tạo trong dạy và học” hiện nay là tạo dựng những điều kiện có lợi cho việc tham dự, cải thiện, sáng tạo, chịu trách nhiệm và duy trì sự trưởng thành nghề nghiệp, nâng cao tính trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên trong nhà trường, lý tưởng giáo dục dẫn đạo cho hoạt động giáo dục và phương hướng công tác của mọi thành viên nhà trường. Cho nên nó tạo cho trường học và các thành viên những điều kiện tất yếu để họ có quyền sáng tạo và sự chủ động, nhằm triển khai quá trình động thái đạt được đa hiệu năng. Sự chuyển đổi hình thức đào tạo này là một mô hình quản lý rất hiệu quả cho người học, từ các hoạt động dạy học mang tính thụ động “thầy giữ vai trò chủ đạo” sang hoạt động “ thầy và trò cùng nghiên cứu, cùng trao đổi, cùng đưa ra các quan điểm về kiến thức liên quan đến bài học…”. Nó đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo nhà trường, trong việc chỉ đạo kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình chi tiết từng môn học có lồng ghép kiến thức về văn hóa giao tiếp, ứng xử cho người học đáp ứng với thực tiễn nghề giáo viên mầm non.
Ví dụ học phần: Quản lí trong giáo dục mầm non
Theo quan điểm của bản thân tôi, trong chương trình chi tiết cần thể hiện rõ các nội dung cung cấp cho người học một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về: Nghiệp vụ quản lí trường mầm non, … Từ đó giúp người học vận dụng vào thực tiễn để quản lí và xử lí các tình huống có thể gặp trong quản lí trường mầm non và công tác quản lí chăm sóc giáo dục trẻ. Qua hệ thống các câu hỏi, các bài tập liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử..,của giáo viên mầm non ...) Ví dụ: Bài tập cho nội dung quản lí nhóm/lớp, trẻ mầm non … giảng viên khéo léo lồng ghép kiến thức có liên quan đến giao tiếp, ứng xử bằng cách cho các sinh viên được làm bài tập xây dựng tình huống, viết các lời đối thoại của tình huống và cách xử lí tình huống… , được thực hành đối thoại tình huống dưới hình thức sân khấu giả định, nhập vai nhân vật, ở các thời điểm trong ngày theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non, như :(trong hoạt động đón trẻ; trong hoạt động trả trẻ; trong hoạt động thể dục sáng; trong các hoạt động học “ âm nhạc, toán, khám phá môi trường xung quanh, tạo hình; kể chuyện, đọc thơ,...”; trong hoạt động vui chơi ngoài trời; trong hoạt động vui chơi theo góc; trong hoạt động vệ sinh; trong hoạt động ăn; trong hoạt động ngủ - Các nhân vật đối thoại trong tình huống có thể là (các bậc phụ huynh của trẻ , đồng nghiệp, cấp quản lí , trẻ mầm non , các đối tượng khác,..). Chính việc thông qua các dạng bài tập như này, sinh viên sư phạm mầm non sẽ có cơ hội được thể hiện ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử của bản thân một cách có chọn lọc phù hợp với thực tế của nghề giáo viên mầm non.
Tương tự các học phần khác trong chương trình đào tạo của từng nhà trường xây dựng cũng nên chỉ đạo xây dựng đề cương chi tiết theo hướng lồng ghép kiến thức về giáo dục văn hóa giao, tiếp ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non phù hợp với từng nội dung nhỏ của môn học.
Thực tế đã cho thấy, khi nhà trường xây dựng chương trình chi tiết môn học càng cụ thể, nội dung lồng ghép rõ ràng ở từng chương, từng mục, từng nội dung tự học của sinh viên…Càng giúp cho người được phân công giảng dạy dễ dàng định hình nội dung cần cung cấp cho sinh viên, các em sinh viên cũng dễ dàng định hình các nội dung được học để vận dụng vào các bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cũng như kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm đáp ứng một cách chuyên nghiệp cho kỹ năng nghề giáo viên mầm non sau khi rời ghế nhà trường sư phạm.
((“Biết cách gợi ý là nghệ thuật của giảng dạy. Để đạt được nó, chúng ta phải đoán được điều gì sẽ gây hứng thú; chúng ta phải học cách đọc linh hồn con trẻ như chúng ta đọc một bản nhạc. Và rồi, chỉ đơn giản là nhờ đổi điểm nhấn, chúng ta tiếp tục lôi cuốn và biến đổi bài hát. – Henri Frederic Amiel))
2.2.2. Tổ chức cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non tham gia các cuộc thi “Học tập và làm theo lời căn dặn của Bác đối với giáo viên mầm non”
(( “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả. – Chủ tịch Hồ Chí Minh))
Bác căn dặn rằng “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên mầm non theo lời căn dặn của Bác. Mỗi giáo viên cần phát huy vai trò yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con của mình, thực hiện nghiêm túc các hoạt động. Khi đến trường cô luôn niềm nở, ân cần, chăm sóc chu đáo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi, khám phá, trải nghiệm, phát huy khả năng cá nhân, tôn trọng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của trẻ, đặc biệt quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Cô luôn tạo cho trẻ bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương, mẫu mực về lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, hành động thực sự là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo….
Với kho tàng kiến thức văn hóa giao tiếp, ứng xử đồ sộ của Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại, sẽ là nguồn học liệu không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm của bậc học này. Đây là cẩm nang để các em đem theo vào hoạt động nghề nghiệp của bản thân khi rời xa giảng đường sư phạm, giúp các sinh viên sư phạm mầm non thấm nhuần từng lời dạy của Người dành cho các cô giáo mầm non, để bản thân biết ứng dụng vào thực tế nghề nghiệp. Những cuộc thi này có ảnh hưởng trực tiếp đến từng hành động, từng cử chỉ trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của sinh viên trong đời sống cũng như trong hoạt động nghề giáo viên mầm non của bản thân.
2.2.3. Mỗi sinh viên sư phạm mầm non phải luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nghề giáo viên mầm non.
Thứ nhất: Sinh viên sư phạm mầm non rèn luyện kỹ năng Nghề nghiệp
* Những kỹ năng nghề nghiệp sư phạm
Hát, múa, kể truyện, chơi được nhạc cụ cơ bản, làm đồ chơi cho trẻ là những điều mà giáo viên mầm non được dạy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những kỹ năng này đòi hỏi các sinh viên sư phạm mầm non phải thành thạo.
* Kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ
Giáo viên mầm non giỏi, có trình độ chuyên môn và yêu nghề sẽ được trẻ em yêu quý, vì thế sinh viên sư phạm mầm non hãy rèn luyện và hoàn thiện về khả năng giao tiếp của bản thân với trẻ nhỏ, nếu như không có kỹ năng này cô giáo mầm non sẽ trở nên vô cảm với trẻ, với nghề nghiệp của mình.
* Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp
Khi làm cho một trường mầm non, bên cạnh việc giao tiếp với các bé thì cô giáo mầm non còn phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp vì điều đó rất quan trọng, có lợi cho công việc, tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cô giáo biết được tính cách cũng như tâm lý của mỗi trẻ từ đó dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý các trẻ. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trong đối với sinh viên sư phạm mầm non và cần được thực hành ngay từ trên ghế nhà trường sư phạm.
* Kỹ năng xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Làm nghề giáo viên mầm non không chỉ có sáng đến lớp tối về nhà mà còn đòi hỏi cô giáo phải biết thiết kế bài dạy, tổ chức vui chơi cho trẻ, có kế hoạch về các hoạt động cụ thể trong từng ngày để giúp trẻ vui vẻ, không thấy nhàm chán , giáo viên giỏi sẽ biết cách làm mới bản thân và làm mới phương pháp dạy mỗi ngày.
* Kỹ năng về y tế, sơ cứu của giáo viên mầm non
Dạy cho trẻ phải làm gì khi gặp tai nạn, và bản thân cũng biết cần làm gì, nắm vững cách sơ cứu cho trẻ nhỏ cũng là điều vô cùng quan trọng.
* Kỹ năng sử dụng máy vi tính và các ưngs dụng công nghệ thông tin
Hiện nay việc soạn giáo trình, tìm kiếm thông tin hầu như đều được thực hiện trên máy tính, chủ yếu sử dụng word, powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng dành cho giáo viên mầm non. Nắm được các kỹ năng cơ bản này sẽ giúp cho các giáo viên mầm non tiết kiệm được thời gian và công sức trong công việc cũng như tìm kiếm thông tin, tham khảo, học hỏi nghề nghiệp.
* kỹ năng thể hiện sự hài hước, dí dỏm
Để có thể rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non này bằng cách giải tỏa áp lực, căng thẳng, sử dụng những hình thức giao tiếp qua cử chỉ, điệu bộ, vận dụng sự hài hước qua những trò chơi. Tạo được không khí sôi động và thu hút được trẻ.
Thứ 2: Những kỹ năng phối hợp giữa giáo viên mầm non với các bậc phụ huynh của trẻ
* Hiểu được sự cần thiết và yêu cầu phối hợp giữa giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh của trẻ trong chăm sóc- giáo dục trẻ
Mỗi sinh viên mầm non cần được học cách xây dựng mối quan hệ và sự phối hợp tốt giữa giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh của trẻ nói chung và cha, mẹ của trẻ nói riêng trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì cha,mẹ là người hiểu trẻ và dành nhiều thời gian cho trẻ. Cha, mẹ có thể chia sẻ thông tin về trẻ với cô giáo để giúp trẻ nhận được sự giáo dục phù hợp và thống nhất. Nhiều kiến thức, kĩ năng trẻ học cần được củng cố, áp dụng tại gia đình. Sự phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha, mẹ của trẻ giúp giải quyết các tình huống/vấn đề, tạo môi trường học tập tốt cho mọi trẻ em.
* Hiểu và biết những yêu cầu của việc phối hợp giữa giáo viên mầm non và phụ huynh của trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo viên mầm non cần phải tôn trọng đặc điểm và các giá trị của gia đình trẻ ,cùng chia sẻ trách nhiệm và cùng hợp tác, giúp cha mẹ thực hiện chức năng của mình tốt hơn, tập trung vào việc giáo dục trẻ, giáo viên cần trao đổi những hành vi, hành động của trẻ ở trường mầm non nhưng phải thành thực.
* Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm, mối quan tâm của gia đình trẻ
Vai trò của giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc giáo dục trẻ, mà giáo viên mầm non luôn có trách nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm về văn hóa – xã hội của gia đình trẻ, trình độ giáo dục, nghề nghiệp của cha mẹ, phong tục, tập quán và lối sống gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện sống của gia đình, số người trong gia đình và cơ cấu gia đình, môi trường giáo dục trẻ tại gia đình, sự kì vọng của cha mẹ đối với trẻ thì mới có thể đạt đến đỉnh cao của giáo dục. Từ đó, giáo viên nắm bắt được mối quan tâm của cha mẹ trẻ đến một số nội dung như: Khả năng tham gia của con họ trong nhóm lớp? Sự chấp nhận của môi trường tập thể? Thời gian của giáo viên dành cho con họ như thế nào? Con họ tiếp thu kiến thức của cô và hòa đồng với bạn bè ra sao?...Điều này, giúp các cô chủ động trong quá trình giao tiếp và trò chuyện với phụ huynh hơn về tình hình con của họ ở trường mầm non.
* Kĩ năng duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ
Một trong những Nguyên tắc giáo viên mầm non giao tiếp với cha mẹ có hiệu quả đó là: chấp nhận /lắng nghe /khuyến khích /có định hướng /cùng mục tiêu
Duy trì liên lạc với cha mẹ trẻ càng nhiều càng tốt. giáo viên không nên chỉ liên lạc với cha mẹ khi trẻ có vấn đề. Khi giao tiếp với cha mẹ, cần thể hiện sự quan tâm thực sự của mình với những nhu cầu của trẻ hơn là việc đổ lỗi hoặc chỉ trích cha mẹ đối với những vấn đề của trẻ. Tôn trọng, không phân biệt, không kì thị và định kiến với cha mẹ, chia sẻ cảm xúc với cha mẹ trẻ, hỗ trợ, động viên và thành thật với cha mẹ của trẻ . Khi cha mẹ tiếp cận với giáo viên để phàn nàn một vấn đề nào đó của trẻ ở trường mầm non, giáo viên nên thừa nhận tâm trạng của cha mẹ, nhạy cảm đối với quan điểm và trải nghiệm của cha mẹ, tránh phê phán hay lờ đi .
Giáo viên nên mô tả các hoạt động của nhà trường với cha mẹ của trẻ, có thể mời họ đến quan sát và tham gia vào một số hoạt động của trẻ tại lớp học.
* Kĩ năng phối hợp và hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình
Giáo viên mầm non cần phải có kế hoạch thông báo cho cha mẹ của trẻ về các mục tiêu giáo dục cho trẻ ở trường, gợi ý cho cha, mẹ của trẻ các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ tại gia đình. Khuyến khích cha, mẹ của trẻ thông báo cho giáo viên về những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở gia đình. Chia sẻ thông tin với cha, mẹ của trẻ về những tiến bộ của trẻ, giúp cha, mẹ của trẻ nhận ra những tiến bộ dù rất nhỏ của trẻ để tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh của trẻ. Cung cấp thông tin, hướng dẫn kĩ năng cho cha, mẹ của trẻ. Hướng dẫn, làm mẫu, giải thích cho cha, mẹ của trẻ một cách đơn giản, phù hợp với khả năng của họ .Cung cấp tài liệu về chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha,mẹ của trẻ (nếu có thể).
* Kĩ năng khuyến khích các bậc phụ huynh của trẻ tham gia vào các hoạt động của trường/lớp.
Mời cha, mẹ của trẻ đến thăm và tham gia vào lớp học của con họ càng nhiều càng tốt .Thu hút phụ huynh của trẻ tham gia các hoạt động dọn dẹp, sắp xếp lớp học, trang trí...Phụ huynh của trẻ có thể tham gia làm trợ giảng nếu phù hợp, cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp cá nhân cho trẻ (nếu có) .
* Kĩ năng giải đáp những mối quan tâm của phụ huynh trẻ
- Một số điều cha mẹ của trẻ có thể quan tâm gồm:
- Liệu con họ có thể học những hành vi không phù hợp từ các trẻ khác không?
- Quá trình vui chơi, học tập của con họ ở trên lớp như thế nào.
- Thời gian của giáo viên dành cho con họ là bao lâu?...
Là giáo viên mầm non hãy: Giải thích một cách bình tĩnh, có lí và khách quan, giúp cha, mẹ của trẻ nhận thấy những lợi ích thiết thực đối với con họ khi được đến trường mầm non.
* Kĩ năng giao tiếp, giải quyết tình huống có liên quan đến trẻ
- Phân tích cho cha mẹ hiểu rằng trường học là dành cho mọi trẻ em, nhà trường không được phép hạn chế nhu cầu học tập của trẻ em chỉ vì bất cứ lý do gì.
- Giúp cha mẹ nhận ra môi trường giáo dục trong trường mầm non
- Chia sẻ với cha, mẹ của trẻ về những hành vi mà con họ đã làm được,khơi gợi ở họ sự tự hào về điều trẻ đã làm được.
- Tạo cơ hội cho cha mẹ quan sát các trẻ đã học cùng nhau như thế nào ở lớp
- Khi gặp khó khăn, hãy chia sẻ với các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn và ban lãnh đạo trường hoặc ban đại diện cha, mẹ của trẻ để tìm cách giải quyết phù hợp.
* Kỹ năng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ của trẻ.
- Duy trì liên lạc thường xuyên với ban đại diện cha mẹ.
- Huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ trẻ vào các công việc của trường, lớp.
- Chia sẻ thông tin với Ban đại diện cha, mẹ của trẻ khi có tình huống nảy sinh trong mối quan hệ với các bậc cha mẹ trong lớp.
- Phối hợp tốt với phụ huynh của trẻ để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các cha, mẹ khác trong lớp, tạo sự đồng thuận cho việc chăm sóc, giáo dục con trẻ ở trường mầm non cũng như ở gia đình, xã hội đạt kết quả giáo dục như mong muốn.
3. Kết luận:
Những vấn đề được nêu trên có mối quan hệ và bổ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non với trẻ và các bậc phụ huynh của trẻ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, đã giúp cho sinh viên sư phạm mầm non hiểu rõ vị trí, vai trò của văn hóa giao tiếp, ứng xử đối với hoạt động Nghề giáo viên mầm non. Đó là:
Giáo viên mầm non cần giao tiếp, ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác. Dành tình yêu và sự quan tâm với tất cả các trẻ như nhau, không được quá quan tâm đến một trẻ nào đó. Do đó, giáo viên cần phải vừa quan tâm đến cả lớp vừa phải quan tâm đến từng trẻ. Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng. Giáo viên luôn luôn thể hiện khuôn mặt rạng rỡ, nhiệt tình, trìu mến, tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của trẻ , phụ huynh của trẻ . Luôn tạo cho trẻ, phụ huynh của trẻ có được niềm tin phấn khởi, cảm thấy con em mình đang được quan tâm…
Tài liệu tham khảo:
[1]. Ban Tuyên giáo Trung ương - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
[2]. Chỉ thị số: 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo ngày 07 tháng 05 năm 2018.
[3]. Nguyễn Thị Dư, Xây dựng môi trường văn hóa đạo đức trong giao tiếp, ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc Gia / Tạp chí Quản lí giáo dục, 2018
[4]. Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục mầm non