Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GVC- Th.s Trịnh Thị Ngà - Khoa Giáo dụcTH- MN

 

 

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình giáo dục, trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động, vừa là chủ thể của hoạt động. Do đó để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả thì người giáo viên phải luôn luôn hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu của trẻ để xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục. Khi tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi… giúp trẻ chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng.

II. NỘI DUNG

          Để hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả, khi tổ chức người giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

          Một là, giáo viên luôn xác định đúng vai trò của mình - là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, trao đổi. Chú trọng cho trẻ được trình bày ý kiến của bản thân;

          Hai là, giáo viên phải quan sát để đáp ứng kịp thời nhu cầu hiểu biết, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá hoặc những câu hỏi thắc mắc của trẻ;

          Thứ ba, hình thức tổ chức hoạt động phải linh hoạt. Tùy từng nội dung có thể cho trẻ hoạt động độc lập hoặc theo cặp, theo nhóm để trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động và duy trì hứng thú của trẻ;

          Thứ tư, sử dụng phương pháp, phương tiện, đồ dùng đồ chơi linh hoạt, phù hợp đúng đối tượng, đúng thời điểm để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ;

Thứ năm, tăng cường dạy học bằng phương thức đặt câu hỏi. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cần có sự chuẩn bị chu đáo. Câu hỏi phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòi. Tùy từng nội dung, đối tượng, mục đích mà giáo viên sử dụng câu hỏi đóng hay câu hỏi mở

- Câu hỏi đóng: thường dùng để đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần giới thiệu bài hoặc kết luận để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ hay chưa

- Câu hỏi mở: là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho câu trả lời. Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải tư duy nhiều, thường dùng trong phần phát triển nội dung bài học

          Vì vậy để tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ người giáo viên cần đầu tư, tìm hiểu nội dung bài học và thiết kế được những câu hỏi phù hợp.

Cần xác định số lượng câu hỏi phù hợp nội dung bài giảng, không quá ít hay quá nhiều, không hỏi tràn lan mà những câu hỏi khiến trẻ phải tư duy, suy nghĩ.

Sau khi đặt câu hỏi, phải dành thời gian cho trẻ suy nghĩ. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ như ánh mắt, nụ cười, gật đầu…để khuyến khích sự tự tin ở trẻ.

III. KẾT LUẬN

          Tóm lại, tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp dạy học phát huy được khả năng của trẻ. Tuy nhiên để hoạt động đạt được hiệu quả, trẻ học tập tích cực thì người giáo viên cần xác định được vai trò của mình-là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, trao đổi; có khả năng quan sát cũng như lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện, đồ dùng phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện thực tế.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non (Văn bản hợp nhất TT số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 và TT số 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng BGD & ĐT), Nxb Giáo dục Việt Nam.

 [2].Trịnh Thị Ngà-Trần Hồng Minh-Tạ Hồng Vân-Nguyễn Thị Thúy Vân(2013), Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3].Sở giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng cho CBQL và GVMN (2013-2014).


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội