Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3 LÀM  BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Th.s. Nguyễn Thị Nguyệt - Tổ Văn - Khoa GD Tiểu học- Mầm non

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

            Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh(HS), đồng thời duy trì hứng thú học tập ở các em. Trò chơi học tập (TCHT) là hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi tiểu học, tác động đến sự phát triển tư duy và ngôn ngữ.Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc vận dụng trò chơi học tập Giải ô chữđể hướng dẫn học sinh lớp 3 làm một số bài tập Luyện từ và câu.

II. NỘI DUNG

1. Khái niệm

            Khái niệm trò chơi: Theo Đặng Thành Hưng: “ Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa: 1. Một kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức. 2. Những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi, bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi,…[1;tr9]. Chúng tôi quan niệm trò chơi theo nghĩa thứ hai.

            Khái niệm trò chơi học tập: Theo nhà sư phạm nổi tiếng N.K.Crupxkaia: “TCHT không những là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí mà còn giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi. Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc: [2; tr5]. Bản chất của phương pháp sử dụng TCHT là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV), HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá.

            Vận dụng TCHT trong quá trình học Tiếng Việt sẽ giúp HS tiếp cận nhanh chóng với kiến thức mà không gò bó, khiên cưỡng, rèn luyện những kĩ năng hoạt động nhóm, tương tác với người đối diện, hay phát huy tối đa sức sáng tạo của mình. Từ đó tăng khả năng phát triển trí tuệ, tình cảm, cảm xúc và ngôn ngữ.

2. Mục đích sử dụng TCHT

“ Sử dụng TCHT (chơi là phương tiện, học là mục đích) là một hình thức dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS phổ thông, tạo hứng thú học tập cho các em, giảm bớt sự căng thẳng trong giờ học mà vẫn đạt hiệu quả nhận thức [4; tr7]. Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp giao lưu, hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có thể sử dụng TCHT để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Các bước thiết kế TCHT trong dạy học Tiếng Việt

            3.1. Chuẩn bị trò chơi

- Nghiên cứu tài liệu: GV cần đọc các tài liệu, sách báo, tạp chí, …liên quan đến bài học

- Nghiên cứu kiến thức HS: Gv tìm hiểu xem HS của mình có đặc điểm nhận thức ở mức độ nào, thường yếu mạch kiến thức nào để lựa chọn trò chơi phù hợp.

            3.2. Lựa chọn các trò chơi

            Việc lựa chọn các TCHT trong dạy học Luyện từ và câu lớp 3 phải đáp ứng yêu cầu của mục đích dạy học và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với HS và gây được hứng thú cho HS.

- Phải lựa chọn các thời điểm thích hợp để tổ chức các TCHT. Dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học.

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

3.3. Xây dựng và thiết kế các TCHT

            Thông thường, cấu trúc của một TCHT Tiếng Việt 3 được thiết kế như sau:

- Tên trò chơi

- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng hay ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.

- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng được sử dụng trong TCHT

- Luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng- thua của trò chơi; số người tham gia chơi

- Cách chơi: Cách thức tổ chức trò chơi: thường tiến hành trong thời gian từ 5-7 phút

+ Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Bước 2: Nêu rõ luật chơi, cách chơi

+ Bước 3: Chơi thử, nhấn mạnh luật chơi

+ Bước 4: Tiến hành chơi: GV quan sát, cổ vũ, động viên HS, hỗ trợ khi cần thiết, …

+ Bước 5: Nhận xét kết quả chơi

+ Bước 6: Thưởng- phạt phân minh, đúng luật chơi. Lưu ý hình phạt đơn giản, vui nhộn: chào đội thắng, hát một bài, nhảy lò cò

4. Một số TCHT trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

            Có thể sử dụng một số TCHT trong dạy học Luyện từ và câu lớp 3 như: Trò chơi Ghép chữ, Trò chơi Giải ô chữ hay Ô chữ bí mật, Ngôi sao kì diệu, Ai nhanh hơn

Trò chơi Giải ô chữ ( còn gọi là Ô chữ kì diệu, Ô chữ bí mật)

- Thời điểm sử dụng: trò chơi này rất linh hoạt, có thể mở rộng vốn từ, ôn tập, củng cố kiến thức

- Mục đích: Giúp HS huy động, ôn tập, và mở rộng vốn từ tiếng Việt, rèn luyện trí thông minh và phản xạ nhanh

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị ô chữ trên máy tính, trình chiếu powerpointhoặc ô chữ khổ to treo trên bảng với các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ. Trò chơi này có thể tiến hành chung cả lớp hoặc chia nhóm để các nhóm thi đua với nhau. Tùy theo số lượng HS trong lớp mà GV có thể tổ chức cho phù hợp.

- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi gợi ý để HS giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự từ trên xuống dưới. HS nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm. Giải mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm

5. Vận dụng trò chơi Giải ô chữ để hướng dẫn học sinh lớp 3 làm một số bài tập Luyện từ và câu

5.1. Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy

a) Tên trò chơi :“Giải ô chữ”

b) Mục đích

- Củng cố và hệ thống hóa từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc.

- Rèn khả năng ghi nhớ các anh hùng của dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.

c) Chuẩn bị 

    - Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ :

1

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d ) Cách chơi

- Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội.

- Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.

- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian ghi đáp án là 15 giây.

- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời.Từ cột dọc là 30 điểm.Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

  • Mỗi hàng ngang có ghi tên một anh hùng, em hãy dựa vào gợi ý sau để tìm đúng các anh hùng đó.
  1. Tên gọi khác của Triệu Việt Vương.
  2. Nữ tướng cưỡi voi đánh giặc.
  3. Anh hùng áo vải.
  4. Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
  5. Nhân dân tôn ông là Bố Cái Đại Vương.
  6. Người đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
  7. Người đại phá quân Tống trên sông Như Nguyệt.

Gợi ý ô chữ hàng dọc(Nếu HS không tìm ra): Từ có 7 chữ cái, là danh từ dùng để gọi tên những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ quốc

Đáp án:

Các anh hùng lần lượt là: Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Huệ, Hồ chí Minh, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lí Thường Kiệt.

1

T

R

I

U

Q

U

A

N

G

P

H

C

 

 

 

 

 

 

2

T

R

Ư

N

T

R

C

 

 

 

 

 

3

N

G

U

Y

N

H

U

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

H

C

H

Í

M

I

N

H

 

 

 

 

 

 

5

 

 

P

H

Ù

N

G

H

Ư

N

G

 

 

 

 

 

 

6

T

R

N

Q

U

C

T

U

N

7

L

Í

T

H

Ư

N

G

K

I

T

 

 

 

 

e. Tổng kết trò chơi:Giáo viên nhận xét đội nào ghi được nhiều điểm nhất thì đội đó chiến thắng và được trao thưởng.

g. Mở rộng:  Sau khi nhận xét, GV có thể hỏi thêm những hiểu biết của HS về người anh hùng có tên trong ô chữ vừa giải được hoặc GV chiếu hình ảnh, video,… cung cấp kiến thức cho HS về từ trong ô chữ.

5.2. Mở rộng vốn từ: Trường học

a) Tên trò chơi:“Giải ô chữ”

b) Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.

+ Ôn tập về dấu phấy.

 + Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trường học.

- Kĩ năng:

+ Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ

+ Kĩ năng dùng dấu phẩy cho học sinh.

+ Rèn luyện tinh thần tập thể, tính nhanh nhẹn, chính xác.

- Thái độ: Yêu trường lớp và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.

 

c) Chuẩn bị :

- Trò chơi thiết kế trên Power Point.

d) Cách chơi: - Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội.

- Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.

- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian ghi đáp án là 15 giây.

- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời.Từ cột dọc là 30 điểm.Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

* Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L) - LÊN LỚP

* Đi thành hàng ngũ diễu hành qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D)-  DIỄU HÀNH

* Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng bắt đầu bằng bằng chữ S) - SÁCH GIÁO KHOA

* Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T) -  THỜI KHÓA BIỂU

* Những người được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C) - CHA MẸ

* Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ R) -  RA CHƠI

* Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H) - HỌC GIỎI

* Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)

 - LƯỜI BIẾNG

 * Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G)

- GIẢNG BÀI

* Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T) - THÔNG MINH

* Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C) - CÔ GIÁO

e) Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết điểm và tuyên dương đội nào dành được số điểm nhiều nhất và trao thưởng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

g. GV mở rộng vốn từ: mời HS giải thích nghĩa một số từ trong ô chữ, GV cung cấp kiến thức thêm về từ trong ô chữ.

            Thực tế cho thấy, ở những giờ tổ chức TCHT, không khí lớp học trở nên sôi nổi, HS tích cực, chủ động. Các em chuyển từ “ thụ động” sáng “ chủ động” chiếm lĩnh kiến thức, biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV giảng dạy cũng thấy nhẹ nhàng, không mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho HS.

III. KẾT LUẬN

            Việc sử dụng TCHT trong tiết học Luyện từ và câu lớp 3, trò chơi Giải ô chữ là một ví dụ điển hình, tạo ra một môi trường học tập tích cực, HS chủ động, mạnh dạn tham gia các hoạt động. Kết quả từ các trò chơi mang lại sẽ có tác dụng tương hỗ trong việc điều chỉnh phương pháp dạy học của GV để hướng tới mục tiêu của bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại: Lí luận- Biện pháp- Kĩ thuật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[2]. N.K. Crupxkaia (1959). Tuyển tập sư phạm (tập 6). NXB Matxcova

[3]. Trần Mạnh Hưởng (2006). Trò chơi học tập tiếng Việt 3. NXB Giáo dục

[4]. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga.(2007).Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.NXB ĐHSP, NXB Giáo dục

[5]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2018). Tiếng Việt 3 (tập 1, 2). NXB Giáo dục

[6]. Nhiều tác giả, (2016). Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục tiểu học, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Tiếng Việt nâng cao. NXB GDVN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội