Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TRONG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẦM NON - Th.s. Lưu Thị Thanh Hường - Khoa GDTH - MN

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tuổi ấu thơ là quãng thời gian quan trọng và quý giá của mỗi người. Sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống tương lai của trẻ đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 0- 6 tuổi. Trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ việc hình thành thói quen vệ sinh tốt cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

NỘI DUNG

  1. Khái niệm hành vi văn hóa
  2. Là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh nhất định, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc (hay một nhóm người trong đó), mà cốt lõi là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ, khiến cho cách ứng xử mang tính đặc thù của dân tộc ấy.

         Thói quen vệ sinh: Thói quen vệ sinh thường để chỉ những hành  động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Thói quen có nội dung tâm lí ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lí trở nên cố định, cân  bằng và khó loại bỏ.

    2. Nội dung giáo dục thói quen hành vi văn hóa cho trẻ mầm non

    -Thói quen vệ sinh thân thể.

    + Thói quen rửa mặt: Trẻ cần nắm được tại sao cần rửa mặt; lúc nào cần rửa mặt.

    Cách rửa mặt: rửa những nơi nào cần được giữ sạch nhất, chiều hướng rửa, chuyển vị

    trí của khăn trên các đầu ngón tay khi rửa từng bộ phận trên mặt, biết vò khăn, vắt

    khô, phơi ở vị trí nhất định và ngay ngắn.

    + Thói quen rửa tay: Trẻ cần biết tại sao cần rửa tay; khi nào cần rửa tay. Cách rửa

    tay: thứ tự và cách tiến hành từng thao tác; cất đồ dừng vào nơi quy định. Tuy nhiên,

    trình tự một số thao tác rửa tay sẽ thay đổi khi người lớn rửa tay cho trẻ.

    + Thói quen đánh răng: Trẻ cần biết tại sao phải đánh răng; lúc nào cần đánh răng.

    Cách chải răng: rửa sạch bàn chải, lấy kem đánh răng ra bàn chải, súc miệng, đặt bàn

    chải nghiêng một góc 30°- 45° so với mặt răng; súc miệng thật kĩ, rửa sạch bàn chải,

    vẩy ráo nước và cất các dụng cụ vệ sinh vào nơi quy định.

    + Thói quen chải tóc: Trẻ cần biết tại sao cần chải tóc; lúc nào nên chải tóc. Cách chải

    tóc: cầm lược, chải cho tóc suôn, rẽ ngôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trước ra

    sau, từ trên xuống dưới.

    + Thói quen mặc quần áo sạch sẽ: Trẻ phải biết tại sao cần mặc sạch sẽ. Trẻ cần biết

    lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo, lúc thời tiết lạnh hoặc nóng hơn, khi vận

    động nhiều, khi ra ngoài đường hoặc vào nhà, trước và sau khi ngủ, trước và sau khi

    tắm rửa,… Cách thay quần áo: cởi quần áo theo thứ tự từ cởi bỏ cúc, tháo từng ống

    tay, ống chân; mặc quần áo theo thứ tự mặc từng ống tay, ống quần, cài cúc.

    ·  Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh.

       Việc ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, mà còn bao gồm khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ. Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ.

     Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống như: 

    Vệ  sinh  trước  khi  ăn:  rửa  mặt,  rửa  tay,  ngồi  đúng  vị  trí  của  mình, mời mọi người xung quanh. 

    + Vệ sinh trong khi ăn: biết sử dụng các dụng cụ ăn uống; biết nhai và nuốt đồ ăn.

    Biết quý trọng đồ ăn, thức uống.

    + Vệ sinh sau khi ăn: biết sử dụng khăn sau khi ăn,uống nước súc miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định,…      

    ·  Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh.

       Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào

    các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác.

        Yêu cầu đối với trẻ khi tham gia các hoạt động là: biết giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động và sinh hoạt; biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở, biết dặt mục đích cho  hoạt  động,  biết  lập  kế  hoạch  hoạt  động;  biết  tổ  chức  thực  hiện  kế  hoạch  hoạt động: chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động, chọn không gian thích hợp; thể hiện một số phẩm chất của người lao động: hứng thú, độc lập, tích cực, kiên trì đạt mục đích, quý trọng thời gian,…

    ·  Thói quen giao tiếp có văn hóa.

       Thói quen giao tiếp có văn hóa thể hiện ở chỗ, trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi ngời xung quanh.

      Các thói quen giao tiếp có văn hóa của trẻ bao gồm: biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay; biết thể hiện sự đề nghị khi có yêu cầu; biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác; biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi với mình; biết thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào các cuộc đối thoại; biết thể hiện lòng tin đối với mọi người.

    3.  Phương pháp Montessori

    3.1. Khái niệm

             Montessori chủ yếu  là cách gọi tắt của một phương pháp giáo dục, đúng hơn là một lý luận về giáo dục, nó cho rằng tiền đề của sự phát triển là tôn trọng đặc thù của trẻ, trẻ có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất khi được tự do hoạt động trong môi trường xã hội. Ngoài ra, Montessori  còn là họ của bà Maria Montessori- Người đã phát hiện và ứng dụng lý luận này vào việc dạy trẻ mầm non để kiến tạo nên nội hàm của phương pháp “ Montessori” .

    3.2. Các lĩnh vực của phương pháp Montessori

    ·  Thực hành cuộc sống.

    ·  Hoạt động giác quan.

    ·  Toán học.

    ·  Ngôn ngữ.

    ·  Khoa học, địa lí

    ·  Lịch sử.

    ·  Âm nhạc

    ·  Nghệ thuật

    3.3. Phương châm đào tạo của phương pháp giáo dục Montessori

         - Lấy trẻ làm trọng tâm.

         - Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.

         -  Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.

    3.. Vận dụng Phương pháp Montessori trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non.

    HOẠT ĐỘNG CỞI CÀI KHUY ÁO

    I. Chuẩn bị
    1. Thảm trải
    2. Khung khuy áo

    II. Tiến hành
    Bước 1. Lấy tấm thảm trải phẳng ra sàn.

    - Đến kệ giáo cụ - Góc Thực hành cuộc sống lấy trên giá khung khuy áo, bê bằng hai tay đặt ngay ngắn trên tấm thảm.

    Bước 2. Hướng dẫn hoạt động:

    - Cởi khuy áo (Thực hiện từ trên xuống dưới).

    + 2 ngón tay trái cầm khuy áo trên cùng, 2 ngón tay phải giữ vạt áo và kéo căng, rồi từ từ đẩy khuy áo sang bên phải. Khi khuy áo sang được 2/3 khuyết , 2 ngón tay phải cầm khuy, đồng thời 2 ngón tay trái kéo vạt áo ra. Làm như vậy lần lượt với những chiếc khuy tiếp theo và cho đến hết.

     +  Mắt hướng về phía trẻ  nói: “ Đã mở ra hết rồi” và vuốt 2 tay theo đường viền khung rồi xác minh lại bằng cách nhìn và gật đầu.

    - Cài khuy áo (Thực hiện từ dưới lên trên).

    + Tay trái giữ vạt, tay phải cầm khuy áo cha vào khuyết=> tay trái kéo khuy áo sang đồng thời tay phải kéo vạt áo cho đến khi khuy áo vào hết. Làm như vậy lần lượt và cho đến hết.

    + Mắt hướng về phía trẻ  nói: “Đã cài khuy hết rồi” và sờ đường viền khung rồi xác minh lại bằng cách nhìn và gật đầu.

    “Nói với trẻ: Các con muốn làm bao nhiêu lần tùy thích, khi nào làm xong, các con chuyển giáo cụ về vị trí cũ”.

    Bước 3: Chuyển giáo cụ về vị trí cũ

    III. Ứng dụng: Có thể sử dụng bằng các giáo cụ khác nhau như: Mặc áo cho búp bê; mặc áo cho em bé…..

    IV. Lứa tuổi: Trẻ từ 3 tuổi trở lên

    V. Sửa lỗi

    - Sửa lỗi bằng tay và bằng mắt: Trẻ có thể cài lệch khuy, cũng có thể không biết thao tác đồng thời 2 tay đẻ cởi/ cài khuy được.

    VI. Điểm thú vi

    - Được nhìn thấy sự di chuyển từ từ của khuy áo qua khuyết.

    - Tưởng tượng như 2 cánh cửa, đóng vào (cài) và mở ra (cởi).

    VII. Mục đích
    - Giúp trẻ xác định tiêu điểm.
    - Phát triển khả năng quan sát và sự phối hợp giữa tay và mắt.
    - Phát triển sự khéo léo, kiên trì.
    - Rèn khả năng tập trung chú ý.

    HOẠT ĐỘNG KÉO KHÓA

     

    1. Chuẩn bị

    1.1. Trải thảm/ hoặc bàn

    1.2. Khung kéo khóa

    2. Tiến hành

    Bước 1: Trải thảm hoặc kê bàn

    -  Đến kệ giáo cụ lấy trên giá khung kéo khóa, bê bằng hai tay đến thảm rồi đặt xuống.

    Bước 2: Hướng dẫn hoạt động

    - Dùng tay phải để giữ vạt , tay trái cầm móc khóa, rồi từ từ kéo xuống cho đến tận cùng khóa , sau đó dùng tay trái để nhấc ra.

    - Nói với trẻ “ đã mở ra hết rồi” và sờ đường viền khung rồi xác minh lại bằng cách nhìn và gật đầu.

    - Sau đó hướng dẫn trẻ cài khóa:

    + Tay phải cầm khóa, tay trái giữ vạt, tra vào với nhau rồi kéo khóa lên.

    - Giáo viên nói với trẻ: “Đã kéo khóa hết rồi” và sờ đường viền khung rồi xác minh lại bằng cách nhìn và gật đầu.

    (nói với trẻ: các con muốn làm bao nhiêu lượt tùy thích, sau đó chuyển giáo cụ về vị trí cũ)

    Bước 3: Chuyển giáo cụ về vị trí cũ

    3. Ứng dụng

    - kéo khoá balo, túi xách….

    4. Lứa tuổi: Trẻ từ 3 tuổi trở lên

    5. Sửa lỗi: Sửa lỗi bằng mắt. Trong khi tra khóa vào với nhau, trẻ loay hoay không tra cung 1 lúc khóa vào và kéo lên được. Trẻ dùng mắt để kiểm tra và sửa lỗi.

    6. Điểm thú vi

    - Tra khóa vào với nhau và di chuyển được lên ( xuống) nhẹ nhàng. Thích thú khi hoàn thành công việc.

    - Nghe âm thanh mỗi khi kéo khóa lên ( xuống)

    7. Mục đích

    - Giúp trẻ biết kéo khóa

    - Giúp trẻ xác định tiêu điểm

    - Phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt

    - Phát triển tai nghe, sự khéo léo, kiên trì.

    - Rèn khả năng tập trung chú ý.

    - Rèn tính tự lập cho trẻ

            KẾT LUẬN

            Vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non là một trong những hình thức giúp trẻ phát triển các kỹ năng mềm một cách đạt hiệu quả cao. Thông qua các bài tập trẻ phát triển toàn diện hơn, đầy đủ hơn, trẻ vui vẻ, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn. Trên đây là một số hoạt động tác giả đã sử dụng trong thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1.Bộ giáo dục và đào tạo (2017) Chương trình giáo dục Mầm non, NXBGD

    2. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm

    3. Trịnh Thị Ngà, Trần Hồng Minh… (2013), Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành GDMN, NXBGD.

    4. Maria Montessori, phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn, NXB Đại học sư phạm

    5. Maria Montessori, phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ, NXB Đại học sư phạm

     

     

     

     


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội