Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI TRONG DẠY MÚA VÀ DÀN DỰNG MÚA - GV: Dương Tố Nga - Khoa Nhạc- Họa- Thể dục QPAN

 

 

 

Đối với trẻ trong trường mầm non,  múa là một hoạt động không thể thiếu. Đây là một trong những hoạt động được chú trọng trong trường mầm non.Múa là một nghệ thuật mang tính đặc thù, phương tiện để thể hiện là con người mà ngôn ngữ chính là những động tác, điệu bộ, cử chỉ, hình dáng, nét mặt và sự chuyển động của con người. Múa là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ rất tốt. Chính những động tác, những đường nét, hình dáng, cử chỉ… sẽ là một “bức tranh sống”  tạo cho trẻ những ấn tượng sâu sắc về cuộc sống. Bên cạnh đó múa còn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động của trẻ.

          Tuy nhiên, múa là một hoạt động của động tác, điệu bộ và chuyển động của cơ thể nên khi múa chúng ta phải biết kết hợp với âm nhạc để tạo sự nhịp nhàng uyển chuyển khi múa nếu không múa sẽ trở nên khô khan nhàm chán và người học không hứng thú.

Vậy làm thế nào để tạo được sự hứng thú cho người học cũng như giúp cho các em có thể vận dụng được các động tác múa đã học vào bài hát trong chương trình mầm non để dạy cho trẻ. Điều này những người giáo viên được phân công giảng dạy học phần múa như tôi luôn suy nghĩ và tìm các phương pháp để giúp cho sinh viên mầm non tiếp thu được các động tác múa mà không bị khô khan nhàm chán. Đồng thời khi học xong các động tác múa cơ bản các em tự tin để thiết kế, dàn dựng những bài múa để dạy cho trẻ trong trường mầm non.

Đây là mục tiêu được đặt ra khi dạy học phần Múa và dàn dựng múa cho các em sinh viên hệ mầm non. Để thực hiện được mục tiêu này, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và rút ra những biện pháp thực hiện như sau:

 

1.Thực hiện các động tác múa cơ bản: Khi thực hiện các động tác múa cơ bản, thay bằng cách đếm theo nhịp với (cách dạy truyền thống) bằng thực hiện kết hợp theo giai điệu bài hát trong chương trình mầm non. Vì các em học múa để sau này dạy cho trẻ mầm non. Đồng thời,  những bài hát trong chương trình mầm non thường có kết cấu cân đối, rõ ràng, ngắn gọn và dễ tiếp thu nên việc thực hiện theo giai điệu bài hát trong chương trình mầm non các em được nhiều thuận lợi.

Mặt khác, thực hiện động tác múa cơ bản theo cách này người không bị áp lực về động tác múa có phù hợp với nội dung tính chất của bài hay không mà chỉ đơn giản là múa theo đúng nhịp điệu của bài hát. Kết hợp múa đúng theo giai điệu của bài hát cũng là một khâu quan trọng trong múa vì muốn thực hiện các khâu tiếp theo thì đầu tiên phải thực hiện đúng nhịp bài hát. Khi thực hiện như vậy, động tác múa cơ bản không còn đơn lẻ và khô khan nữa mà giai điệu bài hát đã tiếp thêm cảm hứng cho người học đồng thời tạo nên sự chuyển động uyển chuyể, nhịp nhàng,  hứng thú hơn.

Khi người học đã thực hiện được các động tác múa cơ bản theo nhịp điệu 1 bài hát nào đó thì các em có thể thực hiện được với các bài hát khác. Điều này là bước khởi đầu quan trong đã thành công để giúp các em tự mình tìm tòi, khám phá, sáng tạo cho các bước tiếp theo.

2.Vận dụng cứng: Vận dụng cứng là sinh viên sau khi đã học xong các động tác múa cơ bản thì các em thực hiện các động tác múa cơ bản đó vào bất kỳ một bài hát nào đó trong chương trình mầm non mà em biết. Đồng thời các em có thể lựa chọn số lượng động tác cho một bài hát.

 +Với số lượng động tác đó các em có thể thực hiện múa cho nhiều bài hát có cùng tính chất hoặc khắc tính chất.

+Ngoài ra các em có thể thực hiện múa kết hợp với đạo cụ múa để tạo màu sắc đẹp mắt cũng như sự phong phú cho bài múa.

+Thực hiện múa có sự lựa chọn:Thực hiện có sự lựa chọn là người học có thể lựa chọn những động tác múa cơ bản đã học phù hợp hoặc tương đối phù hợp để thực hiện vào bài hát trong chương trình mầm non. Vậy là các em đã có sự chắt loc, lựa chọn động tác theo khả năng cảm nhận của mình để múa. Ở đây, sự sáng tạo đã bắt đầu được phát huy.

 

3.Vận dụng mềm: Vận dụng mềm là người họccó thể vận dụng và sáng tạo theo ý của mình cho phù hợp với nội dung, tính chất, phong cách của bài hát. Đây là phần các em được phát huy triệt để khả năng sáng tạo của mình mà không bị gò bó.Tuy nhiên để có sự sáng tạo tốt thì trước tiien các em phải thực hiện được bước vận dụng cứng vì đó là cơ sở, tài liệu cơ bản và cần thiết để các em có thể sáng tạo tốt.

4.Triển khai đội hình múa: Khi các em đã biết cách múa và thiết kế múa cho bài hát mà các em lựa chọn thì việc sắp xếp, bố cục, đội hình múa sẽ tạo lên sự thành công cho tác phẩm. Các đội hình múa cơ bản như: đội hình hàng ngang, đội hình hàng dọc, đội hình chữ V,đội hình vòng tròn và đội hình kết.

-Khi di chuyển từ đội hình này sang đội hình kia các em có thể sử dụng các động tác như: đi xúng xính (dân tộc H’mông), đi rung (dân tộc Tây Nguyên)  đi lướt và quay( sử dụng bước quay ngang di động) mà các em đã được học. Mỗi bài các em có thể sử dụng 2 đến 3 đội hình múa và tùy theo tính chất bài hát các em có thể sử du ngj động tác di chuyển cho phù hợp.

 

Trên đây là một vài biện pháp đổi mới sáng tạo trong việc giảng dạy của bản thân tôi trong dạy học phần Múa và dàn dựng múa cho sinh viên mầm non. Những biện pháp này đã được các em sinh viên tiếp thu khá tốt và biết cách vận dụng các động tác múa đã học vào các bài hát trong chương trình mầm non để dạy cho trẻ trong các hoạt động múa hát trong trường mầm non sau này.

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội