Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH LỚP 4-5 TUỔI TẠI CƠ SỞ MẦM NON HOA PHƯỢNG -  Thạc sỹ:Phạm Minh Hồng Đơn vị: Trung tâm NN-BD

 

 

I. Đặt vấn đề

Việc học tiếng Anh sớm với trẻ rất quan trọng tới việc hình thành ngôn ngữ và năng khiếu ngoại ngữ của trẻ. Các bé được tiếp xúc tiếng Anh sớm sẽ có tư duy nhanh hơn và khả năng giao tiếp tốt hơn. Để mỗi giờ học tiếng Anh tại cơ sở mầm non Hoa Phượng đều trở nên thú vị và bổ ích thì giảng viên, giáo viên tiếng Anh cần trau dồi phương pháp dạy học sư phạm mầm non và phương pháp dạy tiếng Anh mầm non. Trẻ mầm non được dạy tiếng Anh sớm cũng là để hình thành được tư duy và các kĩ năng giao tiếp tiếng Anh qua các hoạt động như hát, tạo hình, vẽ; nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ giúp trẻ không chỉ phát triển khả năng giao tiếp tự tin, vận dung linh hoạt ngôn ngữ ngoại ngữ trong nhiều hoạt động giao tiếp mà các kĩ năng vận động tinh của bé cũng được phát triển. Mục đích của bài Seminar này là nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh lớp 4-5 tuổi cho trẻ tại cơ sở mầm non Hoa Phượng. Từ đó, cả cô và trò đều có chung một mục tiêu là giúp các bé giao tiếp được các mẫu câu tiếng Anh cơ bản, củng cố và nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh ở độ tuổi 4-5 tuổi dựa vào giáo trình tiếng Anh mầm non đã được nhà trường phê duyệt và các tài liệu tham khảo khác. Bài viết tập trung vào một số biện pháp giúp giáo viên dạy tiếng Anh mầm non nâng cao chất lượng dạy học tại cơ sở mầm non.

II. Nội dung

1. Mục tiêu của việc học tiếng Anh với trẻ 4-5 tuổi:

1.1 Social (Xã hội) : Phát triển khả năng làm việc theo nhóm, chơi/chia sẻ với những bạn khác thực hiện các quy định đơn giản trong sinh hoạt

1.2 Physics (Thể chất) : Thực hiện các vận động cơ bản, hoạt động yêu cầu sự kết hợp khéo léo của bàn tay-ngón tay; có tố chất vận động cơ bản yêu cầu sự khéo léo, nhanh nhẹn, thăng bằng

1.3  Intellectual (Nhận thức): Có kiến thức và hiểu biết cơ bản về bản thân và thế giới xung quanh, Có khả năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ sự vật/sự việc/hiện tượng xung quanh

1.4 Creative (Tính sáng tạo) : Phát triển khả năng diễn đạt và trí tưởng tượng của trẻ nhỏ

1.5 Emotional (Tình cảm) : Phát triển khả năng tự nhận thức, tự tin, cảm nhận và biểu lộ  cảm xúc với con người và sự vật gần gũi.

 

 

2. Nội dung dạy tiếng Anh mầm non lớp 4-5 tuổi:

Hiện nay, giáo trình dạy tiếng Anh mầm non được biên soạn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Viện – Trưởng khoa Ngoại ngữ trường CĐSP Bắc Ninh nhằm sử dụng như một tài liệu giảng dạy chính cho các bé độ lớp 4-5 tuổi. Sự biên soạn công phu này đã là nguồn tài liệu quý đối với việc dạy tiếng Anh tại Cơ Sở Mầm Non Hoa Phượng. Nội dung phong phú và các bài học tiếng Anh theo chương trình 70 tiết dựa theo các chủ đề cụ thể sau:

STT

Bài học

Từ vựng

Hoạt động

1

Hello

Hello, Hi

- Vocabulary practice

- Greeting

- Trace the words

- The Hello song

2

Goodbye

Goodbye

See you again

- Vocabulary practice

- Pairwork practice

- Review the words

- The Goodbye song

3

My name

My name…

I’m…

- Vocabulary practice

- Self-introduction

- Trace the words

- Review

4

Family

Mommy/ Daddy

Brrother/ Sister

- Vocabulary practice

- Listen and number

- Trace the words

- Review

5

My school

Board/ book

Pencil/ crayon/ teacher/ pupil

- Vocabulary practice

- Match and trace

- Read and colour

- Review

6

Numbers

One/ Two/ three

Four/ Five

- Vocabulary practice

- Count and Match

- Trace and colour

- The song: Five little fingers

- Review for the first term

7

Colours

Red/ Yellow/ Green/ Black/ White

- Vocabulary practice

- Match and read

- Colour the picture

- Listen and circle

- The animals song

8

Animals

Horse/ bee/ hen/ butterfly/ dog

- Vocabulary practice

- Point and say

- Colour and trace

- Game: Simon says

9

My body

Face/ nose/ ears/ eyes/ mouth

- Vocabulary practice

- Count and Match

- Trace and colour

- The song: Five little fingers

10

Fruits

Apple/ mango/ peach/ cherry/ pear

- Vocabulary practice

- Match and read

- Colour and count

- Review

11

Seasons

Spring/ Summer/ Fall/ Winter/ Season

- Vocabulary practice

- Look and match

- Colour and read

- Listen and point

- Review: Look and say

12

Vehicles

Bus/ train/ ship/ plane/ bike

- Vocabulary practice

- Point and speak

- Match and read

- Listen and circle

- Review: Colour and read

3. Nâng cao các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết

Cũng như các trẻ em bắt đầu học tiếng mẹ đẻ, trẻ mầm non học tiếng Anh qua việc luyện các kĩ năng tổng hợp trong độ tuổi phát triển thể chất – tâm lí của trẻ trong đó chủ yếu là kĩ năng nghe-nói.

          - Kĩ năng nói ( Speaking skills): Trẻ được học nói trong tất cả các buổi học. Các hoạt động nói hết sức đa dạng như: nghe – bắt chước, hỏi – trả lời, đóng vai, thực hành giao tiếp đơn giản.Phát âm cũng được nhấn mạnh thông qua các bài hát về phát âm và các chữ cái. Đồng thời các âm khó trẻ hay nói ngọng hay dễ nhầm lẫn như l/n; b/p; p/ph cũng được chú trọng đặc biệt.

          - Kĩ năng nghe ( Listening skills) Nghe là một kĩ năng quan trọng đối với trẻ lứa tuổi nhỏ, và thông thường, các trẻ sẽ nghe hiểu trước khi có khả năng nói thành lời. Chính vì vậy, trong mỗi tiết học cần chú trọng phát triển kĩ năng nghe cho trẻ thông qua nhiều các bài nghe khác nhau trong từng bài học như: hội thoại, bài hát, các bài tập và các câu hỏi giúp trẻ nâng cao kĩ năng nghe.

- Kĩ năng đọc – viết (Reading and Writing skills): Ở lứa tuổi này của trẻ việc học các kĩ năng này ở dạng rất đơn giản như đọc các chữ cái, biết phân biệt các chữ cái, bao gồm cả chữ hoa và chữ thường, nâng cao hơn nữa là trẻ biết đọc một số từ đơn giản, thường gặp.

III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Giáo viên dạy tiếng Anh tại Cơ sở Mầm non Hoa Phượng cần nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi dựa vào nội dung giáo trình, tài liệu biên soạn chính và các tài liệu tham khảo khác. Để đổi mới phương pháp giảng dạy, sau đây tôi xin đề cập một số biện pháp nhằm giúp giảng viên và trẻ mầm non giao tiếp tiếng Anh hiệu quả hơn:  

1. Luyện nghe- nói ( Listening and speaking Skill Practice):

1. 1 Luyện nghe (Listening Skill practice)

Các con sẽ luyện nghe thông qua các hoạt động giao tiếp với cô và bật nghe video, clips và thực hành nghe theo chủ đề học.

Ví dụ trong bài “My name”, cô sẽ bật video về phần Vocabulary (Link video: https://www.youtube.com/watch?v=YO3BxyvjNs8). Cô bật video cho các con nghe lần đầu.Trong chủ đề “My name”, cô sẽ dạy câu hỏi và câu trả lời cho các con trong tiếng Anh:

- Câu hỏi: What’s your name? /wɒts jɔː neɪm?/

- Câu trả lời: My name is Alice./ I am Suzy. /maɪ neɪm z ˈælɪs./  əm ˈsuːzi/

- Nice to meet you!  /naɪs tə miːt juː/

       Cô sẽ bật lại video cho các con nghe, xem và thực hành nghe lại. Cô hướng dẫn cho trẻ cách phát âm các từ vựng theo video.

1.2 Luyện phát âm và nói ( Pronunciation and Speaking Practice)

Việc luyện cách phát âm chuẩn tiếng Anh cho các con đòi hỏi sự kiên nhẫn của cô. Để trẻ phát âm chính xác, cô cần chỉnh sửa cho các con bật hơi đúng cách và xem lại video người bản ngữ phát âm.

Tương tự trong ví dụ về phần nghe ở trên, cô sẽ hướng dẫn các con cách  phát âm các từ và câu hỏi trong chủ đề My name:

- Câu hỏi: What’s your name? /wɒts jɔː neɪm?/

- Câu trả lời: My name is Anh Thư./ I am Quân… /maɪ neɪm iz Anh Thu./  əm ˈQuan/     

- Nice to meet you!  /naɪs tə miːt juː/

Cô hướng dẫn các con phát âm từ  What / wɒt/ tròn môi trong câu hỏi What’s your name?.

Các con sẽ phát âm và tự nói tên của mình. Các con sẽ thực hành cá nhân/ theo nhóm. Cô sẽ nghe lại và chỉnh phát âm cho trẻ.

Việc dạy phát âm và nói chuẩn đòi hỏi cô và trò luyện tập hàng ngày theo video, clips theo chủ điểm. Các con sẽ có cơ hội thực hành luyện phát âm nhiều khi cô dạy về phần từ vựng.

1.3 Dạy trẻ tự tin nói tiếng Anh khi thực hành qua bài hát và videos on Youtube

Học từ vựng tiếng Anh thông qua các bài hát thiếu nhi tiếng Anh. Hầu hết các bài hát tiếng Anh trẻ em đều tương đối ngắn có nội dung đơn giản, từ vựng được lặp lại nhiều lần.Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh gây hứng thú với các bé không gây cảm giác học nhàm chán. Không chỉ thế, giai điệu và nội dung bài hát cũng thường được thể hiện kèm theo cảm xúc. Tất cả những điều này khiến khả năng ghi nhớ của trẻ được nâng cao đáng kể. Các con vừa nghe, vừa hát sẽ dễ thuộc từ vựng tiếng Anh hơn. Ví dụ phần Let’s sing: Hello song (Bài hát xin chào)

Hello! Hello! Hello, how are you? (Repeat) I'm good! I'm great! I'm wonderful! (Repeat) Hello! Hello! Hello, how are you? (Repeat) I'm tired. I'm hungry. I'm not so good. (Repeat) Hello! Hello! Hello, how are you? (Repeat 3x)

Các từ vựng cần dạy trong bài hát:

- Good (Tốt), great ( Tuyệt), wonderful ( Tuyệt vời), tired ( mệt mỏi), hungry (đói),  not good ( không tốt, không khỏe).

- Cụm từ để hỏi cần dạy: How are you? (Bạn khỏe không?)

- Cách trả lời câu hỏi How are you? – I’m good./ I’m great./ I’m wonderful./

I’m tired./ I'm hungry./ I'm not so good.

1.4 Thực hành nói mở rộng theo nhóm, theo cặp (Pairwork/ Groupwork speaking extension practice):                                                                                         

Thay vì chỉ dạy từ vựng đơn thuần, giáo viên dạy từ vựng sau đó kết hợp các mẫu câu đơn và mẫu câu ghép để trẻ phát huy khả năng giao tiếp.

Ví dụ dạy từ cơ bản trong phần học chủ đề School Supplies, cô dạy từ Ruler, các con đọc theo cô. Sau đó cô sẽ kết hợp mẫu câu để hỏi:

     1. What is this?  /wɒt s ðɪs?/

  • This is a ruler. /ðɪs ɪz ə ˈruːlə./

2. What color is it?  /wɒt ˈkʌlə z ɪt?/                

  • It is pink. /ɪt s pɪŋk./
  • It’s a pink ruler.  /ɪts ə pɪŋk ˈruːlə./

3. What do you have?  /wɒt   hæv?/

  • I have a ruler. / həv ə ˈruːlə./
  • I have a pink ruler.  / həv ə pɪŋk ˈruːlə./
  • I have a pink ruler and a green pen / həv ə pɪŋk ˈruːlər ənd ə griːn pen/

  Tương tự, cô sẽ làm mẫu với một trẻ và sau đó các bé sẽ thực hành nói với nhau. Cô sẽ quan sát và đưa ra nhận xét đối với cá nhân, cặp và nhóm thực hành.

2. Tô tranh, đọc chữ, tô chữ ,vẽ  (Color/ Paint the pictures, Read and Write the words):

Ở lứa tuổi này, kĩ năng vận động của trẻ vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là các kĩ năng vận động tinh như viết, vẽ cần nhiều sự phối hợp nhịp nhàng của các ngón tay và sự điều kiển của bộ não.

 Các hoạt động đa như tô tranh, tô chữ, vẽ, tập viết các chữ đơn giản sẽ giúp trẻ dần dần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng tốt hơn. Để sử dụng tốt tài liệu này cần phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên trên lớp cộng với sự giúp đỡ, giám sát của phụ huynh khi các bé ở nhà.

2.1 Bài tập ví dụ 1:  Count and colour the correct number of things

Seven

Eight

Five

Nine

Ten

Các con sẽ đếm số Count from 1 to 10 và tô màu theo yêu cầu của cô. Sau đó cô sẽ hướng dẫn cách phát âm. Yêu cầu của bài tập là chỉ tô đúng số vật có trong hình vẽ. Bạn nào tô thừa hoặc tô thiếu sẽ không đạt yêu cầu.Các con thực hành theo nhóm hoặc bài tập cá nhân. Sau khi tô tranh và đếm số, các con sẽ nghe nhận xét của cô và lặp lại yêu cầu cho đúng.

2.2 Bài tập ví dụ 2: Point and say Chủ đề My body

Giáo viên chuẩn bị handouts hoặc tranh khổ to có in màu. Giáo viên dạy từ vựng chủ đề My bodycho các con. Ở phần này các con sẽ học từ vựng về chủ đề cơ thể của tôi.

Các từ vựng cô cần dạy là: mouth /maʊθ/, nose /nəʊz/, ear/ ɪə/, hair / heə/, eye//, arm /ɑːm/, hand /hænd/, finger /ˈfɪŋgə/, leg /leg/, foot/ fʊt/. Cô đọc mẫu cho các con, các con sẽ đọc cả lớp, sau đó đọc theo nhóm, theo cá nhân:

Để thực hành mẫu câu tiếng Anh, cô sẽ dạy các con chỉ vào tranh và nói:

This is my mouth. /ðɪs ɪz maɪ maʊθ/ 

Các con sẽ bắt chước dùng tay đặt vào Mouth (miệng) và repeat câu.

 Tương tự với cấu trúc This is  + < a part of the body> Các con sẽ biết vận dụng và đọc thành câu tiếng Anh với các bộ phận khác trên cơ thể.

This is my arm. /ðɪs ɪz maɪ ɑːm/

This is my hand. /ðɪs ɪz maɪ hænd/

This is my finger. /ðɪs ɪz maɪˈfɪŋgə/

This is my foot. /ðɪs ɪz maɪ fʊt/                     

This is my nose. /ðɪs ɪz maɪ nəʊz /

This is my hair / ðɪs ɪz maɪ heə/...

Sau khi vận dụng , các con sẽ được cô phát cho các tờ tranh về chủ đề My body in khổ nhỏ để thực hành tô màu. Khi tô màu xong, các con sẽ nói lại các bộ phận cơ thể bằng tiếng Anh. Cô sẽ check lại bài tô màu và cách phát âm của các con.

2.3 Bài tập 3 Đọc và tô màu (Read and Colour) chủ đề Animals

      Elephant           Snake       Rabbit         Penguin

Cô sẽ cho các con đọc từ vựng và tô màu vào tranh. Trẻ sẽ được phát handouts để thực hành bài tập này. Sau khi hoàn thành, trẻ phải đọc được từ trong bài và nói màu sắc các con vật mình tô. Cô sẽ kiểm tra lại cách đọc từ của trẻ nhận xét bài của từng bạn.

2.4 Bài tập 4. Tô chữ  (Handwriting Practice)

Ở dạng bài tập này, cô sẽ phát cho mỗi con một tờ in sẵn và cho các con điền tên vào tờ giấy. Các con sẽ tập tô chữ tiếng Anh. Mục đích của các con là học viết chữ, tô theo các nét đứt nhỏ của từ. Cô sẽ kiểm tra các con xem tô đẹp chưa và sau khi tô xong sẽ cho các con đọc lại từ tiếng Anh.

3. Chơi trò vận động ( Play Movement games)

3.1 Movement games

 Việc sử dụng các trò chơi có hoạt động sẽ giúp gây hứng thú và  giúp trẻ nhớ từ lâu hơn. Các trò chơi mang tính sáng tạo, kết hợp các động tác hoặc vận động cơ thể. Sau đây là một số ví dụ:

-  Bài tập 1 Sử dụng bài hát kết hợp với trò chơi: Trẻ sẽ nghe hát và chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên như: thực hiện các động tác theo câu hát. Nếu trẻ nào làm chưa đúng sẽ bị loại khỏi trò chơi. Ví dụ như trong bài hát The song: If you are happy”, trẻ sẽ nghe và làm động tác như vỗ tay, giậm châm…

-  Bài tập 2 Dạy trẻ vận động qua việc thực hành các động tác thể dục bằng tiếng Anh: Giáo viên làm mẫu cho trẻ và trẻ bắt chước:

-  Go straight : Đi thẳng

- Turn left: Quay trái

- Turn right: Quay phải

- Sit down: Ngồi xuống

- Stand up: Đứng lên

- Stretch up high: Giơ tay cao

- Spin around: Xoay vòng

- Stop: dừng lại

-  Bài tập 3 Cô cho trẻ chơi Game màu sắc Lesson Colors:

Trò chơi thứ nhất: Cô sẽ nói màu trong tiếng Anh các con sẽ nói tiếng Việt và ngược lại.

For example:  Teacher says “Purple”, students say “Màu tím”

                                 Teacher says “Màu xanh lá”, students say “Green”

Ai nói nhanh sẽ được cô giáo cho hoa điểm tốt hoặc nhận stickers/ stamp.Ai nói chưa đúng cô sẽ bắt nhảy lò cò.

Trò chơi tiếp theo, cô sẽ chuẩn bị một số vật dụng màu sắc khác nhau (colorful things). Yêu cầu của cô để chơi Game này là chia thành 2 đội có số lượng trẻ đều nhau, mỗi đội sẽ có thời gian chuẩn bị là 2 phút. Từng đội sẽ có nhiệm vụ chạy lên nhặt đồ màu sắc và nói đúng tên trong tiếng Anh. Bạn nào phát âm đúng sẽ được tính điểm. Đội nào nói được nhiều từ đội đó sẽ dành chiến thắng. Cô sẽ chuẩn bị quà cho 2 đội. Đội nào giải nhất sẽ dành được phần quà to hơn (big gift), đội nào giải nhì sẽ nhận được phần quà nhỏ hơn (small gift).

3.2 Word of Mouth Game :

Word of Mouth là trò chơi phù hợp để dạy trẻ mầm non học tiếng Anh, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nghe và nhớ từ vựng. Trong trò này, giáo viên chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau .Mỗi đội đứng thành một hàng, giáo viên sẽ nói thầm với học sinh đứng đầu tiên: một từ vựng hoặc câu bất kỳ (tùy theo độ khó của trò chơi). Trẻ sau khi nghe sẽ nói thầm cho bạn kế tiếp và tiếp tục truyền đi đến bạn cuối cùng trong hàng. Lưu ý là mỗi học sinh chỉ được nói thầm một lần và không lặp lại. Nếu bạn nào đứng cuối cùng mà phát âm không đúng từ đó thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò.

Ví dụ trong chủ đề bài School things, Word of Mouth sẽ là từ “notebook” . Cô sẽ nói thầm trẻ đứng đầu tiên của đội 1, sau đó trẻ sẽ nói thầm cho bạn sau và cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Nếu như bạn không phát âm bật hơi được âm /k/ trong từ notebook thì bạn sẽ phát nhảy lò cò và đọc lại từ. Đội tiếp theo sẽ được cô đọc thầm tương tự.  Sau đó cô sẽ kiểm tra lại cách phát âm của hai đội đúng chưa và đội nào phát âm tốt sẽ được cô khen và tuyên dương.

4. Dạy từ vựng qua việc sử dụng thẻ tranh, ảnh, đồ dùng học tập (Teaching vocabulary through using Flash Cards/ Picture/ Cards/ school objects, realia...)

Ở độ tuổi mầm non, khả năng ghi nhớ hình ảnh trực quan của trẻ tốt hơn rất nhiều so với khả năng ghi nhớ từ ngữ- logic. Chính vì vậy, những hình ảnh minh họa, vật dụng với màu sắc hấp dẫn, tinh nghịch sẽ giúp bé hiểu và nhớ từ tốt hơn. Chính vì vậy việc sử dụng thẻ tranh, ảnh giúp trẻ tư duy được hình ảnh sang từ vựng tiếng Anh mà chưa cần giải thích nghĩa tiếng Việt. Dùng fash card/ picture/ Card sẽ giúp trẻ nhớ từ lâu hơn.

 

Ví dụ cô dạy các con chủ đề Fruits (Hoa quả), khi cô đưa thẻ có hình quả dâu tây các con sẽ đọc theo cô Strawberry /'strɔ:bəri/ . Lần sau khi cô đưa hình ảnh quả dâu tây, các con sẽ biết từ trong tiếng Anh là Strawberry mà không nhắc lại nghĩa tiếng Việt.

 

Cô chuẩn bị các thẻ màu sắc tiếng Anh (English colorful cards) và các đồ dùng có màu sắc. Cô cùng trẻ đọc từng màu sắc.

Sau đó cô kiểm tra từng nhóm, từng bạn với câu hỏi:

Teacher:What color is it? /wɒt ˈkʌlər ɪz ɪt?/

Student: It’s green./ It’s pink. / ɪts griːn./ ɪts pɪŋk./

Cô để ý phần bật hơi trong âm /k/ trong từ Pink của trẻ: /pɪŋk/. Khi trẻ chưa phát âm được cô sẽ hướng dẫn phát âm lại cho đúng.

Trong phần thực hành, cô và trò đổi vai:

          Student:What color is it? /wɒt ˈkʌlər ɪz ɪt?/

Teacher: It’s green./ It’s pink. / ɪts griːn./ ɪts pɪŋk./

Cứ như vậy, cô dùng các thẻ màu sắc cho trẻ thực hành với bạn, thực hành theo cặp đôi (pairwork), theo nhóm (groupwork).

Việc học thẻ, đồ dùng học tập và các vật dụng thực tế sẽ giúp các con tư duy nhanh hơn và nhớ từ lâu hơn. 

5. Sử dụng các hình dán hoặc con dấu ngộ nghĩnh để khen các con khi các con hoàn thành tốt việc học tiếng Anh. ( Good Job/ Excellent/ Improved/ Great / Come on...):

Các con sẽ cảm thấy hào hứng nếu học từ vựng hoặc giao tiếp được tiếng Anh khi được cô khen bằng những con dấu, stickers : Good Job/ Excellent/ Improved/ Great / Come on/ Amazing! Việc động viên, khen ngợi, đánh giá trẻ sau một tiết học sẽ giúp trẻ thích thú với việc học tiếng Anh hơn. 

IV. Kết luận:

Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ mầm non 4-5 tuổi tại Cơ sở mầm non Hoa Phượng. Trẻ ở độ tuổi mầm non vẫn còn chưa nhận thức được đầy đủ về các kỹ năng trong việc tự điều chỉnh bản thân học ngoại ngữ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên. Trong giai đoạn 4-5 này, khả năng bắt chước của các bé rất nhanh. Trẻ mầm non với đặc điểm tâm lý là thông qua việc chơi để tìm hiểu thế giới xung quanh, do đó cần đặt mục tiêu cho trẻ là làm quen, tiếp cận tiếng Anh như một trò chơi ngôn ngữ. Giáo viên nên dạy các trẻ các từ đơn và các mẫu câu có sẵn, chưa cần dạy các từ mang nghĩa trừu tượngcũng không nên sợ các cháu “học vẹt”. Đặc biệt, thầy cô giáo cần tạo không gian, môi trường học tiếng Anh cho trẻ với các hình thức như các trò chơi bắt chước, đóng vai, hát, vẽ, tô màu... Để trẻ có thể học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh hiệu quả, thầy cô giáo hoặc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp nêu trên để dạy và giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho giáo viên dạy ngoại ngữ nâng cao kỹ năng, phương pháp dạy trẻ và nắm bắt được tâm lý trẻ để có thể dạy tiếng Anh hiệu quả hơn tại Cơ sở mầm non Hoa Phượng.

 

REFERENCES

[1]. Giáo trình dạy tiếng Anh 4-5 tuổi biên soạn bởi Thsi. Nguyễn Thị Thu Viện, Trưởng Khoa NN, trường CĐSP Bắc Ninh.

[2]. https://www.youtube.com/watch?v=YO3BxyvjNs8

[3]. Các video-clip trên các website.

[4]. Chương trình mẫu giáo cho trẻ 4-5 tuổi theo chủ đề của Bộ GD-ĐT.

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội