Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NỘI DUNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN NGÀNH GDMN - Giảng viên: Ths. Phùng Thị Hiền - Tổ Văn, khoa GD Mầm non - Mầm non

 

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong học phần Tiếng Việt, nội dung “Ngữ âm tiếng Việt” chính là chương 1 - nội dung đầu tiên của môn học. Ngữ âm tiếng Việt cung cấp cho người học những hiểu biết về ngữ âm và ngữ âm học tiếng Việt. Kiến thức ngữ âm tuy không phải là kiến thức mới nhưng lại chưa được hệ thống một cách khoa học ở các cấp học trước. Do đó, khi học kiến thức ngữ âm, nhiều sinh viên gặp khó khăn như những kiến thức mới. Bài viết này sẽ giới thiệu một số câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học nội dung về ngữ âm tiếng Việt nhằm giúp sinh viên học tập lí thuyết và thực hành dễ dàng hơn với các đơn vị và hiện tượng ngữ âm tiếng Việt.

II.NỘI DUNG

  1. Câu hỏi

1). Nêu khái niệm nguyên âm, phụ âm. Lấy ví dụ cụ thể

2). Nêu đặc điểm âm tiết tiếng Việt và chứng minh các đặc điểm đó qua ví dụ cụ thể.

3). Chính âm là gì? Nêu các chuẩn phát âm theo các vùng miền phương ngữ.

  1. Bài tập

1). Phát âm và miêu tả các âm vị sau:

a. nguyên âm /u, a/

b. phụ âm /l, n/

2). Phân tích cấu tạo của các dãy âm tiết sau:

a. ô, ạ, á, uá, ứa.

b. oa, uể, uy, oe.

c. thì, nga, tí, nghỉ.

d. uyển, oán, oen.

e. quý, huy, huê.

f. chua, cua, chưa, chia.

g. quang, huyện, thuyền.

3). Phân tích cấu tạo của các âm tiết tiếng Việt có trong đoạn thơ sau:

Những ngôi sao trên trời

Như cánh đồng mùa gặt

Vàng như những hạt thóc

Phơi trên sân nhà em.

( Nguyễn Hưng Hải)

4). Chỉ ra các âm tiết có âm đệm và các âm tiết có chứa nguyên âm đôi trong các đoạn văn sau:

a. Mùa hè,mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia nắng nhỏ cùng các ban nắng vàng vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. Nắng tràn vào vườn hoa. Muôn hoa bừng nở. Nắng nhuộm cho những cánh hoa thành muôn màu rực rỡ. Những bông hoa rung rinh vẫy nắng.

                                                                                                            (Nguyễn Hải Vân)

b.Bé Hoa ghét nhất trên đời là bóng đêm. Mỗi khi mẹ hôn lên má bé Hoa trước lúc ngủ, đèn tắt và bóng đêm tràn vào. Tất cả xung quanh bỗng trở nên lạ lẫm và huyền bí. Bé Hoa thầm nghĩ: “Mình muốn mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Ngày vui vẻ còn bóng đêm thì đáng sợ làm sao”.

 - Tại sao tôi lại đáng sợ chứ? – Giọng của ai đó bất ngờ vang lên trong bóng tối.
    Bé Hoa ngạc nhiên nhìn xung quanh. Bé thấy bên cửa sổ một người phụ nữ, gương mặt trắng hồng và tỏa sáng như ánh trăng trên bầu trời. Cô ta khoác một chiếc áo choàng lấp lánh như những vì sao bạc.

(Vi Tiểu Thanh)

5). Thống kê lỗi sai khi phát âm theo vùng thổ ngữ nơi bạn sinh sống.

6). Điền phụ âm cuối vào chỗ trống dưới đây:

- t hay – c?

độc á…, phá… triển, bá… học, bá… sứ, hoạ… động, tá… dụng, nhạ… điệu, nhạ… nhẽo, ngạ… nhiên, ngạ… mũi, khá… nhau, lạ… đường, lạ… luộc, buộ… dây, chuộ… cống, vuố… ve, uống thuố…, lòng ruộ…, nuố… cơm, biệ… li, tập viế…, công việ…, liệ…sĩ, thiế… bị, phương bắ…, bắ… giữ, chặ… chẽ, chắ… chắn, mặ… mũi, mặ… áo, sắ… mặt, sắ… son, nhắ… nhở, chuộ… nhắt, réo rắ…, rắ… rối, gắ… gỏng.

7). Điền phụ âm đầu vào các chỗ trống dưới đây:

a) s hay x

…inh vật, …áng tác, …ứng đáng, họa …ĩ, …ơ xuất, …a lưới, …ác định, …ắc mặt, …ốc dậy, cửa …ổ, vô …ong, …ác minh, …ác thực, cọ …át, màu …ắc, …ong toàn, …ao động, …ốc vác, biến …ắc, …ông đất, …ôi nổi, …uất hành, giả …ử, …ử trí, công …uất, …ử học, …uất kho, diễn …uất, …ơ bộ, áp …uất, năng …uất, …ử dụng, cư …ử, …ông hơi, phán …ử.

b) ch hay tr

…a con, …ải nghiệm, động …ạm, bươn …ải, …ân phương, nam …âm, …í nhớ, thủy …iều, cây …ông, …í hướng, …iều đình, ý …í, …âu báu, mẹ …a, …iều vua, bún …ả, …ướng bụng, …í khí, …ở mặt, …ân dung, bức …anh, …anh ảnh, …ở về, …í dũng, …e đậy, …ạm khắc, …í óc, …ai lọ, …ân giò, …ống đồng, gà …ống, …ở gót, vương …iều.

c) l hay n

…ệt bệt, …ạc đà, …ạc hậu, …ạc quan, …ão thành, …inh ứng, mầm …on, …ưu lạc, …y biệt, …ước hoa, …ước cốt, …ữ công, …ữ quyền, …õm bõm, …o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …òe …oẹt.

  1. Hướng dẫn tự học
    1. Tài liệu học tập và tham khảo cần thiết

[1]. Nhiều tác giả ,Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Mầm non: Tiếng Việt, Văn học, PP làm quen với văn học, PP phát triển ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .

[2]. Lê A (chủ biên), Tiếng Việt, NXB ĐH Sư phạm và NXBGD, 2007.

[3] Nhiều tác giả ,Một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục tiểu học, Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .

[4] Đặng Thị Lanh - Bùi Minh Toán - Lê Hữu Tỉnh, Tiếng Việt, tập 1, NXB GD, 1998.

[5] Tuyển tập thơ, bài hát, câu đố, truyện theo chủ đề ở các độ tuổi ở trường mầm non.

3.2. Gợi ý hướng dẫn câu hỏi tự học

1). Nêu khái niệm nguyên âm, phụ âm. Lấy ví dụ cụ thể.

  • SV đọc tài liệu [1] trang 14 - 18, tài liệu [3] trang 154 - 157 và trả lời câu hỏi.

2). Nêu đặc điểm âm tiết tiếng Việt và chứng minh các đặc điểm đó qua ví dụ cụ thể.

  • SV đọc tài liệu [1] trang 19 - 22, tài liệu [3] trang 158 - 182 và trả lời câu hỏi.

3). Chính âm là gì? Nêu các chuẩn phát âm theo các vùng miền phương ngữ.

  • SV đọc tài liệu [1] trang 23 – 25, tài liệu [3] trang 182 - 185 và trả lời câu hỏi.

3.3. Gợi ý hướng dẫn bài tập

1). Phát âm và miêu tả các âm vị sau:

a. nguyên âm /a/: / Vị trí lưỡi: hàng sau; độ mở miệng: rộng; hình dáng môi: không tròn môi.

Nguyên âm /u/: Vị trí lưỡi: hàng sau; độ mở miệng: hẹp; hình dáng môi: tròn môi.

b. phụ âm /l, n/

phụ âm /l/: Cách phát âm: xát; vị trí phát âm: đầu lưỡi cong; âm vang bên.

Phụ âm /n/: Cách phát âm: tắc; vị trí phát âm: đầu lưỡi thẳng; âm vang mũi.

2). Phân tích cấu tạo của các dãy âm tiết sau:

a. ô, ạ, á, uá, ứa.ègồm âm chính + thanh điệu

b. oa, uể, uy, oe.è gồm âm đệm + âm chính + thanh điệu

c. thì, nga, tí, nghỉ.è gồm âm đầu + âm chính + thanh điệu

d. uyển, oán, oen.è gồm âm đệm + âm chính + âm cuối+ thanh điệu

e. quý, huy, huê.è gồm âm đầu+ âm đệm + âm chính + thanh điệu

f. chua, cua, chưa, chia.è gồm âm đầu + âm chính là nguyên âm đôi + thanh điệu

g. quang, huyện, thuyền.è gồm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu

3). Phân tích cấu tạo của các âm tiết tiếng Việt có trong đoạn thơ:

Âm tiết

Phụ âm đầu (1)

Phần vần

Thanh điệu

(5)

Âm đệm

(2)

Âm chính

(3)

Âm cuối

(4)

Những

Nh

 

Ư

ng

ngã

ngôi

Ng

 

Ô

i

ngang

sao

S

 

A

o

ngang

trên

Tr

 

Ê

n

ngang

trời

Tr

 

Ơ

i

huyền

Như

Nh

 

Ư

 

ngang

Cánh

C

 

A

nh

sắc

Đồng

Đ

 

Ô

ng

huyền

Mùa

M

 

Ua

 

huyền

Gặt

G

 

Ă

t

nặng

vàng

V

 

A

ng

huyền

Hạt

H

 

A

t

nặng

thóc

Th

 

O

c

sắc

phơi

Ph

 

Ơ

i

ngang

sân

S

 

Â

n

ngang

nhà

Nh

 

A

 

huyền

em

 

 

E

m

ngang

 

4). Chỉ ra các âm tiết có âm đệm và các âm tiết có chứa nguyên âm đôi trong các đoạn văn sau:

a. Âm tiết có âm đệm: hoa

Âm tiết có chứa nguyên âm đôi: mùa, xuống, tia, vườn, muôn, nhuộm.

b. Âm tiết có âm đệm: hoa, quanh, huyền, tỏa, khoác, choàng.

Âm tiết có chứa nguyên âm đôi: trước, huyền, muốn, nhiên, cửa, người, gương, chiếc.

5). Thống kê lỗi sai khi phát âm theo vùng thổ ngữ nơi bạn sinh sống.

Hướng dẫn: SV tìm hiểu và thống kê các lỗi phát âm nơi mình sinh sống theo tiêu chí cụ thể:

- Phát âm sai phụ âm đầu

- Phát âm sai vần

- Phát âm sai thanh điệu

6). Điền phụ âm cuối vào chỗ trống dưới đây:

- t hay – c?

độc ác, phát triển, bác học, bát sứ, hoạt động, tác dụng, nhạc điệu, nhạt nhẽo, ngạc nhiên, ngạt mũi, khác nhau, lạc đường, lạc luộc, buộc dây, chuột cống, vuốt ve, uống thuốc, lòng ruột, nuốt cơm, biệt li, tập viết, công việc, liệt sĩ, thiết bị, phương bắc, bắt giữ, chặt chẽ, chắc chắn, mặt mũi, mặc áo, sắc mặt, sắt son, nhắc nhở, chuột nhắt, réo rắt, rắc rối, gắt gỏng.

7). Điền phụ âm đầu vào các chỗ trống dưới đây:

a) s hay x

sinh vật, sáng tác, xứng đáng, họa sĩ, sơ xuất, sa lưới, xác định, sắc mặt, xốc dậy, cửa sổ, vô song, xác minh, xác thực, cọ xát, màu sắc, song toàn, xao động, xốc vác, biến sắc, xông đất, sôi nổi, xuất hành, giả sử, xử trí, công suất, sử học, xuất kho, diễn xuất, sơ bộ, áp suất, năng suất, sử dụng, cư xử, xông hơi, phán xử.

b) ch hay tr

cha con, trải nghiệm, động chạm, bươn trải, chân phương, nam châm, trí nhớ, thủy triều, cây chông, chí hướng, triều đình, ý chí, châu báu, mẹ cha, triều vua, bún chả, chướng bụng, chí khí, trở mặt, chân dung, bức tranh, tranh ảnh, trở về, trí dũng, che đậy, chạm khắc, trí óc, chai lọ, chân giò, trống đồng, gà trống, trở gót, vương triều.

c) l hay n

lệt bệt, lạc đà, lạc hậu, lạc quan, lão thành, linh ứng, mầm non, lưu lạc, ly biệt, nước hoa, nước cốt, nữ công, nữ quyền, lõm bõm, no nê, lo lắng, lưu luyến, nô nức, não nùng, nóng nảy, lăn lóc, long lanh, lành lặn, lanh lợi, lòe loẹt.          

III. KÊT LUẬN

Trên đây là một số câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học nội dung Ngữ âm tiếng Việt như tư liệu tham khảo cho sinh viên. Do đặc thù môn học, bài tập thực hành sẽ chiếm số lượng nhiều hơn những câu hỏi lý thuyết. Do đó, từ một số dạng thức kiểm tra trên, hệ thống câu hỏi có thể mở rộng ra rất nhiều dạng hỏi và các ngữ liệu khác nhau.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nhiều tác giả ,Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Mầm non: Tiếng Việt, Văn học, PP làm quen với văn học, PP phát triển ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .

[2]. Lê A (chủ biên), Tiếng Việt, NXB ĐH Sư phạm và NXBGD, 2007.

[3] Nhiều tác giả ,Một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục tiểu học, Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .

[4] Đặng Thị Lanh - Bùi Minh Toán - Lê Hữu Tỉnh, Tiếng Việt, tập 1, NXB GD, 1998.

[5] Tuyển tập thơ, bài hát, câu đố, truyện theo chủ đề ở các độ tuổi ở trường mầm non.

 


Nguồn:cdspbacninh.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội