Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON LẬP KẾ HOẠCH NHẬN BIẾT- TẬP NÓI Giảng viên: Trần Thúy Hằng Khoa THMN

 

1. Mở đầu

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non. Vì vậy, để giúp sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non tương lai, trong học phần Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, chúng tôi hướng đến những biện pháp giúp sinh viên thành thạo việc thiết kế và tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoạt động Nhận biết – Tập nói là một hoạt động học có chủ đích cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong chương trình Giáo dục Mầm non. Việc lập kế hoạch để tổ chức hoạt động Nhận biết – Tập nói là một trong những yêu cầu cơ bản của sinh viên mầm non cùng rất nhiều các kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động khác. Trong bài viết này, tôi đề xuất một số biện pháp hướng dẫn giúp sinh viên ngành Giáo dục Mầm non lập kế hoạch Nhận biết – Tập nói, cụ thể bao gồm: giúp sinh viên biết cách xác định mục tiêu của hoạt động Nhận biết – Tập nói; xác định các phương tiện, đồ dùng cần chuẩn bị của hoạt động; thiết kế các hoạt động Nhận biết – Tập nói theo đúng quy trình; kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết lập kế hoạch hoạt động Nhận biết – Tập nói đồng thời giúp sinh viên nhận thức tầm quan trọng của hoạt động Nhận biết – Tập nói đối với mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

2. Nội dung

2.1 Hướng dẫn sinh viên (SV) xác định phần tiêu đề của hoạt động

Kế hoạch hoạt động Nhận biết – Tập nói ở trường mầm non có phần tiêu đề chung của hoạt động. Để SV xác định được các thông tin trong phần tiêu đề của hoạt động, GV lưu ý những điều sau:

+ Hoạt động Nhận biết – Tập nói thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

+ Tên hoạt động: Nhận biết – Tập nói

+ Chủ đề, chủ đề nhánh: theo yêu cầu/ theo phân phối chương trình.

+ Đề tài: tên bài học (phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm).

+ Độ tuổi: Hoạt động Nhận biết – Tập nói chỉ dành cho đối tượng trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

+ Số lượng trẻ: 15 – 25 trẻ (tùy thực tế)

Căn cứ vào Điều lệ trường Mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo quy định tại Điều 15 độ tuổi 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ/ nhóm trẻ.

+ Thời gian: 15 – 20 phút

+ Các thông tin còn lại: ghi theo thực tế

- Ví dụ:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT – TẬP NÓI

Chủ đề: Thế giới thực vật

Chủ đề nhánh: Những bông hoa đẹp

Đề tài: Hoa hồng – hoa cúc

Độ tuổi: 24 – 36 tháng tuổi

Số lượng trẻ: 20 – 25 trẻ

Thời gian: 15 – 20 phút

Người thực hiện: …………………………..

Đơn vị: …………………………………….

2.2 Hướng dẫn sinh viên xác định mục tiêu, các phương tiện chuẩn bị của hoạt động

- Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cần bám sát đề tài; chú ý đến cả mục tiêu nhận biết và tập nói, trong đó chú trọng mục tiêu nhận biết để tập nói (phát triển ngôn ngữ cho trẻ).

- Chuẩn bị: xác định đồ dùng, phương tiện cần thiết cho bài dạy - học của cô và trẻ đầy đủ, phù hợp, không thừa thiếu.

- Ví dụ:

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên: hoa hồng, hoa cúc.

- Trẻ nhận biết và gọi đúng đặc điểm của hoa hồng, hoa cúc: cành hoa, lá hoa, cánh hoa,màu đỏ, màu vàng, màu hồng, nhụy hoa, mùi thơm, mềm, mịn …

- Trẻ biết được vẻ đẹp và tác dụng của hoa hồng, hoa cúc: để tặng, để trang trí.

2. Kĩ năng

- Phát triển nhận thức, khả năng quan sát, ghi nhớ và tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: rèn cho trẻ kĩ năng phát âm đúng, rõ ràng 3 – 4 đặc điểm các loại hoa …

- 90% trẻ đạt yêu cầu.

3. Thái độ

- Trẻ hào hứng tích cực tham gia hoạt động.

- Giao dục trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp của các loài hoa, yêu thích các loại hoa, biết bảo vệ và giữ gìn, chăm sóc cây hoa.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Giáo án điện tử, tivi, loa.

- Lọ hoa có hoa thật: hoa hồng, hoa cúc nhiều màu sắc.

- Nhiều hoa hồng, hoa cúc; hai lọ hoa màu đỏ và vàng.

- Hình ảnh powerpoint hoa hồng, hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau.

- Âm nhạc: bài hát “Màu hoa”.

- Trang phục gọn gàng.

- Que chỉ.

2. Trẻ

- Trang phục: gọn gàng, sạch sẽ.

- Sức khỏe tốt; tâm thế vui vẻ, hào hứng.

2.3 Hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động gây hứng thú

- Trong hoạt động Ổn định lớp, gây hứng thú, cần đảm bảo đủ các ý: hoạt động gây hứng thú, đàm thoại về nội dung gây hứng thú (ngắn gọn), giáo dục (liên hệ từ hoạt động gây hứng thú – nếu có), giới thiệu tên bài học.

- Hình thức gây hứng thú có thể là trò chơi, câu đố, bài hát, vận động … có tác dụng tạo hứng thú và tâm lí thoải mái, hào hứng cho trẻ trước khi vào hoạt động học. Nếu là câu đố, bài hát thì cần lựa chọn phù hợp với chủ đề, chủ điểm để dẫn dắt vào bài học.

- Ví dụ:

Hoạt động của cô

Dự kiến HĐ của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú – Giới thiệu bài

- Gây hứng thú:Cô và trẻ hát, vận động bài “Màu hoa”

-Đàm thoại:

+ Cô và các con vừa hát bài gì? (Bài hát “Màu hoa”)

+ Trong bài hát có nhắc đến những màu hoa nào? (màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng)

- Giáo dục: Hoa có nhiều màu sắc, mang đến cuộc sống chúng ta nhiều điều tươi đẹp, nên chúng mình luôn yêu hoa, chăm sóc hoa, không nên hái hoa, bẻ cành.

- Giới thiệu bài học: Nhận biết hoa hồng – hoa cúc

- Trẻ hát, vận động theo nhạc.

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

2.4 Hướng dẫn sinh viên thiết kế các hoạt động bài mới

- Trong phần Bài mới, các hoạt động cần linh hoạt tùy theo đề tài.

+ Nếu đề tài nhận biết một đối tượng thường có 2-3 hoạt động (HĐ): HĐ 1: Ôn tập; HĐ 2: Nhận biết đối tượng 1; HĐ 3: Trò chơi hoặc HĐ 1: Nhận biết đối tượng 1; Hoạt động 2: Trò chơi.

+ Nếu đề tài nhận biết hai đối tượng thường có 3 hoạt động: HĐ 1: Nhận biết đối tượng 1; HĐ 2: Nhận biết đối tượng 2; HĐ 3: Trò chơi

+ Trong hoạt động nhận biết từng đối tượng cần hướng dẫn trẻ nhận biết và gọi tên của đối tượng, đặc điểm của đối tượng (màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị, các bộ phận,…)

+ Trong hoạt động trò chơi cần đưa ra các trò chơi củng cố được các đối tượng vừa nhận biết. Số lượng trò chơi: 1-2 trò chơi; bao gồm trò chơi tĩnh và trò chơi động.

- Khi thiết kế trò chơi cần chú ý trò chơi phải có tên, luật chơi, cách chơi; trò chơi có tác dụng củng cố đối tượng trẻ vừa nhận biết.

- Ví dụ:

Hoạt động của cô

Dự kiến HĐ của trẻ

2. Nội dung: 

2.1. Hoạt động 1: Nhận biết tập nói hoa hồng

- Cô cho trẻ quan sát hoa hồng và hỏi:

+ Đây là hoa gì? (Hoa hồng)

+ Cho trẻ phát âm: “hoa hồng”. (2-3 lần)

 

+ Hoa hồng có màu gì? (Màu đỏ)

+ Cho trẻ nhắc lại: “màu đỏ” (2 – 3 lần)

 

- Cô chỉ vào cánh hoa và hỏi:

+ Đây là gì?

+ Cho trẻ nhắc lại: “cánh hoa”.

 

- Cô cho trẻ sờ vào cánh hoa:

+ Cánh hoa hồng thế nào? (Mềm, mịn)

+ Cho trẻ nhắc lại: “mềm mịn”

 

- Cho trẻ ngửi và hỏi:

+ Hoa hồng có mùi như thế nào? (mùi thơm/ thơm)

+ Cho trẻ nhắc lại: “hoa hồng mùi thơm”

- Cô chỉ vào lá hoa và hỏi:

+ Đây là gì? (lá hoa)

+ Lá hoa có màu gì? Đường viền xung quanh lá hoa gọi là gì? (màu xanh, răng cưa)

+ Cô cho trẻ nhắc lại: “lá hoa màu xanh”, “răng cưa” (2-3 lần)

- Cô mời trẻ lên chỉ vào cành hoa hồng và nhắc lại.

+ Cô cho cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân nhắc lại: “cành hoa”

 

Mở rộng: Ngoài hoa hồng màu đỏ, các con còn biết hoa hồng có màu gì nữa?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh các loại hoa hồng có màu sắc khác nhau trên powerpoint.

2.2. Hoạt động 2: Nhận biết tập nói hoa cúc

- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối! trời sáng!”

- Trên tay cô cầm gì đây? (bông hoa/ hoa)

- Đây là bông hoa gì? (hoa cúc)

- Cho trẻ nhắc lại: “hoa cúc” (2-3 lần)

 

- Hoa cúc có màu gì? (màu vàng)

- Cho cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân nhắc lại: “hoa cúc”

 

- Đâu là cánh hoa cúc? (Cô gọi 1-2 trẻ lên chỉ cánh hoa cúc).

- Cho cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân nhắc lại: “cánh hoa cúc”

 

- Cánh hoa cúc hình gì? Dài hay tròn? (dài)

- Cho trẻ nhắc lại: “cánh hoa cúc dài”.

- Cho trẻ sờ cánh hoa cúc và hỏi: Cánh hoa cúc thế nào? Mềm hay cứng? (Mềm/ mượt)

- Cho trẻ nhắc lại: “cánh hoa cúc mềm” (2-3 lần)

 

- Cô giảng: Bông hoa cúc có rất nhiều cánh dài và mượt xếp chồng lên nhau tạo thành bông hoa to và đẹp.

- Cô chỉ vào lá hoa cúc và hỏi: Đây là gì? (Lá hoa cúc)

- Cho trẻ nhắc lại: “lá hoa cúc”.

 

- Cô mời 1-2 trẻ lên chỉ vào cành hoa cúc và nhắc lại.

- Cả lớp, tổ/nhóm nhắc lại: “cành hoa cúc”.

Mở rộng: Hoa cúc ngoài màu vàng còn có màu gì? (trắng, tím,...)

- Cô cho trẻ xem hình ảnh các loại hoa cúc có màu sắc khác nhau trên powerpoint.

2.3. Hoạt động 3: Trò chơi

a. Trò chơi: Hoa gì xuất hiện – Hoa gì biến mất

- Cách chơi:

+ Cho trẻ chơi trên powerpoint lần 1: từng loại hoa xuất hiện – trẻ gọi tên.

+ Cho trẻ chơi trên powerpoint lần 2: chiếu hai, ba loại hoa sau đó cho biến mất hoa hồng/ hoa cúc – trẻ gọi tên.

+ Cho trẻ chơi lần 3, 4 với hoa thật.

b. Trò chơi:Thi cắm hoa

- Cách chơi:

+ Chia lớp thành hai đội: Hoa Hồng và Hoa Cúc

+ Cô phát cho mỗi đội một giỏ hoa trong đó có nhiều hoa hồng và hoa cúc.

+ Đội Hoa Hồng chọn những bông hoa hồng cắm vào lọ màu đỏ; đội Hoa Cúc chọn những bông hoa vàng cắm vào lọ màu vàng.

+ Thời gian chơi: 1 bản nhạc

- Luật chơi: Đội nào chọn sai hoa để cắm sẽ là đội thua cuộc.

 

 

- Trẻ quan sát.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

- Trẻ phát âm theo các hình thức cả lớp, tổ/ nhóm, cá nhân.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Trẻ quan sát.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Từng trẻ sờ vào cánh hoa.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Trẻ lần lượt ngửi hoa.

- 2-3 trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại.

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời theo hiểu biết.

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ lên chỉ vào cành hoa.

- Trẻ nhắc lại theo các hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Trẻ trả lời theo hiểu biết.

 

- Trẻ quan sát.

 

 

- Trẻ tham gia chơi.

- Trẻ trả lời.

- 1-2 trẻ trả lời theo hiểu biết.

- Trẻ phát âm theo các hình thức cả lớp, tổ/ nhóm, cá nhân.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại.

 

- Trẻ quan sát, lên chỉ.

 

- Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Trẻ qua sát, trả lời.

- Trẻ nhắc lại.

- Từng trẻ sờ vào cánh hoa.

- 2-3 trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân.

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ quan sát cô chỉ, trả lời.

- Trẻ nhắc lại 2-3 lần theo hình thức cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân).

- Một số trẻ lên chỉ và gọi tên.

- Trẻ nhắc lại.

- Trẻ trả lời theo hiểu biết.

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

2.5 Hướng dẫn sinh viên cách trình bày (viết) kế hoạch

* Hoạt động của giáo viên

+ Ghi theo tiến trình hoạt động

+ Nội dung ghi ngắn gọn, rõ ràng, không sử dụng văn nói.

+ Đặt câu hỏi cần ghi câu trả lời chính xác bên cạnh (Xem phần minh họa mục 2.4)

* Thời gian: ghi tổng thời gian vào các mục lớn, chia nhỏ thời gian ở từng hoạt động nhỏ

* Hoạt động của trẻ

+ Ghi ngắn gọn những hoạt động trẻ phải thực hiện (trẻ suy nghĩ, trẻ trả lời, trẻ thực hiện, trẻ vận động, trẻ hát,…)

+ Không ghi sẵn câu trả lời của trẻ. (Xem phần minh họa mục 2.4)

 3. Kết luận

          Lập kế hoạch hoạt động là một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên để sinh viên có cơ sở tổ chức các hoạt động dạy học có chủ đích ở trường mầm non. Vì vậy, học phần Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà cụ thể là hoạt động Nhận biết – Tập nói cần trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết giúp sinh viên hiểu được mục tiêu của hoạt động, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động. Những biện pháp hướng dẫn trong bài viết nhằm mục đích hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp sinh viên biết cách vận dụng trong quá trình lập kế hoạch hoạt động Nhận biết – Tập nói ở trường mầm non, đáp ứng yêu cầu học tập của học phần, góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non, Trường CĐSP Bắc Ninh.

* Tài liệu tham khảo:

1. Đào Hoàng Mai, Trương Hồng Nga, Thiết kế các hoạt động học có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường mầm non, trẻ 24 – 36 tháng tuổi (theo chủ đề), NXB GD, 2010.

2. Đinh Hồng Thái (chủ biên). Giáo trình Phương pháp triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2009

3. Cao Đức Tiến (chủ biên) Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội 1996

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, NXB GD, 2010.

5. Trường CĐSP Bắc Ninh, Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội