Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TRONG SOẠN GIÁO ÁN TẠI CSMN HOA PHƯỢNG - GV Ngô Thị Quỳnh – CSMN Hoa Phượng

    

 

  1. Đặt vấn đề

      Giáo án được hiểu là kế hoạch, dàn ý mà giáo viên chuẩn bị trước giờ lên lớp. Giáo án rất cần thiết đối với việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Người ta thường nói: “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không cần giáo án”. Chính vì thế, soạn giáo án có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với giáo viên. Soạn giáo án giúp đánh giá năng lực, kĩ năng của giáo viên. Đặc biệt trong quá trình soạn giáo án giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, đổi mới trong từng bài dạy của mình. Soạn giáo án giúp đem lại sự thành công cho tiết học. Soạn giáo án đổi mới còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn, trẻ hứng thú tham gia tiết học hơn.

2. Nội dung

2.1. Các bước soạn giáo án

              Để soạn được một giáo án đổi mới, sáng tạo thì giáo viên cần phải xác định được mục tiêu bài học trước khi làm giáo án. Xác định phương pháp dạy học chủ đạo. Chuẩn bị thiết bị dạy học (tranh ảnh, máy tính, máy chiếu…). Giáo viên cũng cần nắm được tiến trình các hoạt động trong một tiết học để phân bổ thời gian hợp lí.

           Sau khi xác định được các điều kiện trên, giáo viên sẽ làm các bước cụ thể sau:

          *Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trong chương trình để xác định mục tiêu. Đây là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu của một giáo án.

           *Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ nội dung bài học.

           *Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của trẻ. Giáo viên phải hiểu được học sinh của mình, từ đó xây dựng giáo án thích ứng với phần đông học sinh của mình.

           *Bước 4: Lựa  chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá thích hợp. Nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

            *Bước 5: Thiết kế giáo án – Đây là bước giáo viên bắt tay vào soạn giáo án, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của mình.

          2.2. Vận dụng đổi mới trong soạn giáo án Truyện “ Gấu con đi xe đạp”

Thực hiện công văn số 587/CĐSP-ĐT ngày 10 tháng 11 năm 2020 về việc triển khai phong trào thi đua “ Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành giáo dục năm học 2020-2021. Là một giáo viên của cơ sở mầm non thực hành tôi đã thực hiện giờ dạy đổi mới với đề tài cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học “ Truyện: Gấu con đi xe đạp”, giáo án hoạt động như sau:

 

 

Chủ đề :Giao thông

Đề tài :Truyện: Gấu con đi xe đạp

Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi

Thời gian : 20 – 25 phút

Số lượng : 16 – 20 trẻ

Ngày soạn: 26/0 3 /2021

Ngày dạy : 01/04/2021

Người soạn và dạy: Ngô Thị Quỳnh

Đơn vị : Cơ sở Mầm Non Hoa Phượng

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến  thức:

- Trẻ nhớ được tên truyện và tên tác giả.

- Trẻ hiểu được nội dung  câu chuyện và nắm được diễn biến của câu chuyện,

- Trẻ nhớ các nhân vật trong truyện: Gấu, khỉ, thỏ ,mèo, chó, ngựa.

2. Kỹ năng:

- Trẻ lắng nghe và quan sát khi cô kể chuyện,

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ, tập trung ở trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.Thái độ:

 -Trẻ hứng thú khi nghe cô kể chuyện.

- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn  bị của cô:

- Giáo án

- Địa điểm: trong lớp học

-Trang phục gọn gàng

- Đồ dùng: +Tranh truyện

                   + Mũ đội đầu

- Bài hát: “Đi xe đạp ’’.

2. Chuẩn bị của trẻ:

- Tâm thế thoải mái.

- Trang phục, đầu tóc gọn gàng

III.CÁCH TIẾN HÀNH

 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:( 2 – 3 phút)

*Cô giới thiệu thành phần tham dự.

* Tạo tình huống: Gấu đi xe đạp vòng quanh rồi ngã.

( Ôi , thời tiết hôm nay đẹp quá, mình phải phóng thật nhanh để đi chơi thật xa mới được,…. Zin…zin…zin… ôi..ôi.. đau quá…đauquá!)

Các bạn ơi các bạn biết vì sao tôi bị ngã không?

- Đúng rồi, do tôi phóng nhanh quá nên bị ngã đấy, thôi tôi phải về nhà thay quần áo đây, chào các bạn!

*Cô cùng trẻ đàm thoại :

- Cô và các con vừa được gặp ai nhỉ?

- Bạn gấu bị làm sao nhỉ? Vì sao bạn gấu bị ngã?

*Giáo dục: Các con ạ ! Để không bị ngã như bạn Gấu thì khi đi xe đạp các con phải đi chậm, quan sát xung quanh và không phóng nhanh như bạn gấu!

2. Nội dung: ( 16 -18phút)

2.1. Cô kể chuyện

Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “ Gấu con đi xe đạp” của tác giả Đặng Thu Quỳnh”

* Cô kể lần 1: Diễn cảm

Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? Của tác giả nào?

* Cô kể lần 2: Kể bằng tranh trên máy chiếu

- Cô thấy lớp mình hôm nay bạn nào cũng ngoan, cô thưởng lớp chúng mình cùng đi đến rạp chiếu phim để xem 1 bộ phim có tên là” Gấu con đi xe đạp”

2.2. Trích dẫn đàm thoại

- Cô chia lớp thành 3 đội chơi: “Đội Gấu Con, đội Mèo Con, đội Khỉ Con”

- Cô sẽ đọc lần lượt các câu hỏi. Các đội chơi sẽ có thời gian suy nghĩ. Hết thời gian đội nào biết câu trả lời sẽ rung chuông để giành quyền trả lời.

* Các gói câu hỏi:

 - Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?

 -Trong truyện có những nhân vật nào?

 -Nhưng khi nhìn thấy bạn khỉ con, gấu con đã làm gì?

 - Sau đó gấu con gặp ai?

-  Và chuyện gì xảy ra sau đó?

 - Cuối cùng gấu con đã gặp ai?

- Và chuyện gì đã xảy ra?

- Gấu con đã bị làm sao?

=> Giáo dục: Các con ơi trong câu truyện kể về bạn gấu con đi chơi, nhưng do Gấu con đi không cẩn thận nên Gấu con đã gây tai nạn cho các bạn và gây tai nạn cho chính mình nữa đấy. Các con ạ, khi chúng mình ra đường chúng mình phải đi bên phải. Khi bố mẹ đưa chúng mình đi bằng xe máy chúng mình phải đội mũ bảo hiểm, khi sang đường phải có người lớn dắt.

2.3. Trò chơi “ Bé khéo tay”

- Các đội chơi sẽ cùng tô màu các bức tranh để kể lại diễn biến của câu chuyện. 

3. Kết thúc: ( 2-3 phút )

- Cô hỏi lại trẻ tên hoạt động.

- Cô nhận xét và tuyên dương tiết học ngày hôm nay

 

-Trẻ vỗ tay.

 

-Trẻ xem tình huống cùng cô.

 

-Trẻ lắng nghe.

 

 

-Trẻ trả lời: 

 

- Vâng ạ.

 

 

 

-Trẻ lắng nghe cô kể

 

 

 

-Trẻ lắng nghe cô kể

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ  trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ thực hiện

-Trẻ lắng nghe

 

2.3. Các điểm đổi mới trong soạn giáo án

- Sử dụng phương tiện dạy học chủ động, linh hoạt, đồ dùng đầy đủ. Đặc biệt tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình, như làm giáo án bằng powerpoint, kể chuyện thông qua hình ảnh trên tivi, kết hợp nhạc vui vẻ sôi động ở phần trò chơi.

  • Phương pháp dạy học đa dạng: Khi soạn giáo án tôi đã chủ động lựa chọn áp dụng nhiều phương pháp dạy học vào trong tiết học của mình như, phương pháp giải quyết vấn đề ở phần gây hứng thú (trẻ sẽ tự nghĩ cách giải quyết khi xem một tình huống ở đầu giờ học), phương pháp đàm thoại thông qua các câu hỏi đàm thoại để trẻ hiểu nội dung câu chuyện hơn. Phương pháp trò chơi thông qua trò chơi Bé khéo tay. Phương pháp hoạt động nhóm thông qua việc chia lớp thành 3 đội chơi tương ứng với 3 nhóm để trẻ thể hiện hết tài năng sự nhanh nhạy cũng như tinh thần đoàn kết của mình.
  • Hình thức tổ chức giờ dạy hấp dần: Để tổ chức giờ dạy thành công thì ngay khi soạn giáo án tôi đã xác định và lựa chịn các hình thức dạy học phong phú. Thông qua đó giáo viên sẽ chủ động trong tiết dạy truyện của mình. Tôi đã tạo được sự hứng thú, khơi gợi được tính ham học, sự tò mò tìm hiểu của trẻ qua cách tổ chức xen kẽ trẻ vừa được học, vừa được chơi, vừa được làm việc không đơn giản chỉ là cô kể chuyện và trẻ ngồi nghe như trước đây nữa.

3. Kết luận

          Ngay khi soạn giáo án giá viên đã hình dung được thông qua tiết học giúp trẻ hiểu được nội dung và nắm được diễn biến của câu chuyện, trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu một số tình tiết trong nội dung câu truyện “Gấu con đi xe đạp”.Thông qua giờ học giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ, rèn luyện các kỹ năng quan sát, lắng nghe, trí nhớ, sự tập trung của trẻ, giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Bằng kinh nghiệm, sự sáng tạo trong dạy học  với lối dẫn truyện khéo léo, diễn cảm, tôi đã khơi dậy được sự khám phá, tò mò của trẻ về bài học luật giao thông. Giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp nên các bé rất hào hứng tham gia giờ học. Từ việc soạn giáo án này giúp viên không bị động trong tổ chức giờ học cho trẻ.

        Như vậy, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là thực sự cần thiết, là tiền đề để giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội