Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vẻ đẹp của tình mẫu tử qua một số tác phẩm văn học trong chương trình tiểu học -Th.S Vương Hồng Nhung - Khoa GDMN

   1.  Mở đầu

      Tình mẫu tử vốn là một đề tài vĩnh cửu trong văn học.Từ xưa tới nay, ở bất cứ nơi nào, tình mẫu tử luôn mang một giá trị đặc biệt, một vẻ đẹp đặc biệt mà khó có tình cảm nào có thể so sánh. Chính vì thế nên, trong văn học, để tài tình mẫu tử luôn được các nhà văn chú ý bởi sự cao quý tuyệt đối, bởi nó đi thẳng vào lòng người, chạm tới góc thiêng liêng nhất trong mỗi người. Với lứa tuổi thiếu nhi, những tác phẩm viết về tình mẫu tử có một vị trí đặc biệt trong việc giúp các em nhận biết những giá trị của cuộc sống xunh quanh, hình thành tình yêu đối với gia đình, nền tảng của những giá trị đạo đức.

 2. Nội dung

Đến với thơ ca dân gian, hơn một lần chúng ta được nghe những lời ngợi ca về vẻ đẹp của tình mẫu tử.Với mẹ, con là tất cả - là hạnh phúc – là báu vật mà thượng đế đã ban tặng. Được nghe con nói bi bô và nhìn con với những bước đi chập chững đầu tiên trong đời, đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người mẹ.

Thật sung sướng biết bao, khi tuổi thơ của mỗi chúng ta được sống trong vòng tay vỗ về,yêu thương của mẹ.Có thể nói, tình thương con của người mẹ Việt Nam thật thuần phác, nhân hậu.Tình thương ấy được người bình dân gửi gắm qua những câu hát ru, những câu chuyện cổ thật nhẹ nhàng, sâu lắng…Thật ra, khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi cho con bú bằng những dòng sữa ngọt ngào, nuôi dưỡng con nên vóc - nên hình, hát ru con bằng cái nhịp điệu êm đềm đưa con vào giấc ngủ ngoan lành Gio mùa thu mẹ ru con ngủ…năm canh chầy…thức đủ vừa năm…”, thì cũng là cách để mẹ tự nói với lòng mình, tự tiếp thêm cho mình một sức mạnh vượt lên trên những sóng gió của cuộc đời, để che chở, bao dung, bảo bọc cho con.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.( SGK TV lớp 4) giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Bắc Nam. Thời kì mà cuộc sống của nhân dân vô cùng gian nan thiếu thốn. Hình ảnh người mẹ dân tộc trong tác phẩm thật đẹp. Qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi, người đọc sẽ cảm nhận được bóng dáng và phẩm chất cao đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng. Những người phụ nữ chịu thương chịu khó giàu đức hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quý và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất, cao quý nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mỹ xâm lược:

        “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”

Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh mặt trời vào những câu thơ này. Cùng là mặt trời nhưng ở mỗi câu thơ lại là một cách miêu tả khác nhau của tác giả.Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh mặt trời thực tế, mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây cỏ, muôn loài, cụ thể ở đây là những cây ngô cho nhiều bắp to.Còn hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là hình ảnh ẩn dụ, là em Cu Tai, nguồn sống của mẹ. Tình yêu thương con vô hạn, mong đợi ở con rất nhiều. Con là nguồn sống,  là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ. Hai câu thơ, một hình ảnh tôn nhau lên, đối ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần hoàn chỉnh thêm tượng đài bất tử về người mẹ chiến sĩ trong thời kì kháng chiến vừa gần gũi, thân thương vừa cao cả, vĩ đại. Hình tượng ấy vẫn luôn lặng lẽ toả sáng bồi đắp tình yêu tổ quốc cho bao thế hệ con người Việt Nam.

Bài Mẹ của Bế Kiến Quốc ( SGK TV lớp 3) là những lời thơ giản dị đằm thắm đượm chất quê hương được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ  hết sức độc đáo. Bài thơ không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con.

Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.

Bền bỉ cùng thời gian, hơn cả thơi gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con. Biết bao buôỉ trưa như thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ, có ai đếm được chăng? Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mổi mỗi khi đêm về lại thức vì trông giấc ngủ cho con:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Phép nhân hoá ngôi sao “thức” làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh, phép so sánh không ngang bằng đã nâng hinh ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những gì tinh tuý nhất trên đời.Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không  phải chỉ là giấc ngủ của con mà là cuộc sống của con, cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương cho con.Lòng mẹ thật bao la, tình mẹ thật rộng lớn.

Con sẻ của nhà văn Nga Tuốc- ghê- nhép ( SGK TV lớp 4) là một một tác phảm độc đáo, thấm đượm tình cảm nhân đạo của tác giả. Hình ảnh con sẻ già quả cảm, bất chấp, lăn xả để cứu sẻ con đã để lại trong lòng người đọc bao xúc động và cảm phục. Con chim bé nhỏ ấy đã gợi lên trong lòng ta bao mến thương ngưỡng mộ về tình mẫu tử thiết tha, về đức hi sinh to lớn của người mẹ hiền đối với con thơ. Ta cứ bâng khuâng tự hỏi: “sao loài chim muông thú lại có lòng dũng cảm, sự hi sinh và tình yêu lớn lao như vậy?”.Trước hành động chấp nhận hi sinh cứu con của sẻ già tác giả đã bày tỏ lòng thán phục về sự dũng cảm và tình yêu của chim sẻ bé bỏng. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu, tình mẫu tử là nguồn sức mạnh vô cùng lớn lao.

Người mẹ của An-đéc- xen ( SGK TV lớp 3 tập 1) dẫn chúng ta đến một cung bậc khác của tình mẫu tử. Nó mang đến biết bao cảm xúc cho người đọc.Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Sự ngưỡng mộ vì tình cảm mà người mẹ dành cho con của mình. Bã đã hi sinh tất cả vì con, chỉ vì muốn cứu đứa con bé bỏng lại đã bị thần chết mang đi của bà. Có thể thấy rằng người mẹ rất yêu thương con, người mẹ có thể làm bất cứ điều gì về con, người mẹ có thể hi sinh cả bản thân mình để cho con được sống. Câu trả lời của bà trước sự ngạc nhiên của Thần Chết khi làm cách nào mà bà có thể đến được vương quốc của thần chết thật giản dị: “ ta là mẹ, hãy trả lại con cho ta”. Tình mẹ là vậy, giản đơn, không nhiều lời nhưng vĩ đại hơn hết thảy. Tình mẹ là vậy, không cần lời hoa mĩ, không cần những danh xưng mĩ miều, vì ta là mẹ, đúng thế, MẸ, chỉ một từ ấy thôi là nói lên tất cả.

 

3. Kết luận

          Tất cả những người mẹ ấy dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hi sinh vì con.Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng: Tình mẹ dành cho con luôn là chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại.Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta sẽ không khỏi xốn xang những lời tự nhủ - tự răn về đạo làm con của mình đối với cha mẹ - đặc biệt là đối với mẹ. Điều quan trọng , là chúng ta phải có nhận thức đúng về tấm lòng yêu thương và bao dung của mẹ,và phải biết biến những tình cảm của người làm con đối mẹ mình thành hành động cụ thể trong học tập và trong cuộc sống.

          Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viết một câu bất hủ trong bài thơ Con cò rất nổi tiếng của mình:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ mãi theo con”.

Khai thác vẻ đẹp của tình mẫu tử trong các tác phẩm văn học trong chương trình tiểu học là chúng ta đã giúp các em biết rung động trước cái đẹp, biết nhận ra những giá trị lớn lao của cuộc sống. Đó chính là nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.

 

                              Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Minh Thuyết, Tiếng Việt 3 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục, 2009.

      Nguyễn Minh Thuyết, Tiếng Việt 4 (tập


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội