Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non - GV: Lưu Thị Thanh Hường - Khoa THMN

 

  1. Đặt vấn đề

Nhằm giúp sinh viên ngành mầm non có thể hiểu hơn về việc ứng dụng phương pháp giáo giáo dục stemtrong việc lồng ghép vào các hoạt động góc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong tương lai, tôi đã lựa chọn vấn đề “ ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

2. Nội dung

2.1.     Khái quát về giáo dục STEAM

2.1.1.  Khái niệm STEAM

“ STEAM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật),Arts ( Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học)”.

“Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

2.1.2. Vai trò của giáo dục STEAM cho trẻ:

Giáo dục STEAM có vai trò là trang bị kiến thức cho người học thông qua thực hành và ứng dụng. Các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ thuật và Toán học kết hợp với nhau để giúp người học giải quyết các vấn đề thực tế. Thông qua các hoạt động STEAM, người học sẽ biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát triển những kỹ năng thích ứng được với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học vừa được vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Giáo dục Steam phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc tức thì trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao. Giáo dục Stem đề cao một phong cách học tập mới cho người học đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học phải hiểu thực chất các kiến thức, sử dụng chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học cần giải quyết.

Ở trường Mầm non, học Steam là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan. Qua đó rèn trẻ một số kỹ năng:

  • Phát triển sự khéo léo sáng tạo.
  • Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Rèn luyện sứ bền bỉ
  • Khuyến khích các cuộc mạo hiểm( nếu không có một chút mạo hiểm và các cuộc thử nghiệm, rất nhiều bước tiến vĩ đại về công nghệ trong các thập kỷ vừa qua sẽ không xảy ra.
  • Khuyến khích khả năng làm việc nhóm
  • Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn
    1. Lồng ghép Steam vào trong các hoạt động góc.

   Với khung thời gian tổ chức hoạt động góc, tôi thường lựa chọn những thí nghiệm Steam ở một số góc để trẻ phát huy được khả năng, tính sáng tạo và luôn có mong muốn khám phá những điều mới lạ.

2.2.1 Góc khám phá khoa học:

  • Ví dụ:  Thí nghiệm: Lon nước đứng nghiêng:

 Thông qua thí nghiệm sự khéo léo của đôi bàn tay nhấc ra mà lon nước đứng nghiêng được. Trẻ hiểu được khi cho nước vào lon thì trọng đáy lon có độ nặng khiến cho lon nước đứng nghiêng được.

Nguyên vật liệu: Hai vỏ lon nước( lon bia hoặc nước ngọt), một cố nước nhỏ.        Thực hành: Giáo viên đố trẻ có thể khiến lon nước có thể đứng nghiêng nhằm kích thích trí tò mò của trẻ. Sau đó gợi mở bằng những câu hỏi như “ Con thử đổ một chút nước vào cái lon sau đó cho chúng đứng nghiêng thử xem sao?”

  • Ví dụ: Thí nghiệm sâu bướm phục sinh.

Nguyên vật liệu : Dùng khăn giấy cuộn lại thành ống và nén lại thật chặt tạo thành hình con sâu.

Thực hành: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt nước lên con sâu, sẽ thấy con sâu chuyển động qua đó trẻ quan sát để nhận ra sự thấm hút của giấy.        

Nguyên lý khoa học: Giấy chứa rất nhiều sợi thực vật nhỏ. Dưới tác dụng của mao quản, giấy sẽ hút nước, sức căng bề mặt của nước sẽ làm cho giấy giãn ra và nhìn như sâu đang chuyển động .

      1. Góc tạo hình:

Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình, phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống.Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng. Ngoài ra, tôi đã chuẩn bị cho các con rất nhiều những nguyên vật liệu tự nhiên như: Lá cây khô, vỏ sò hến, cát nhân tạo……

  • Ví dụ: Tạo hình cây 4 mùa

Trẻ lựa chọn lá cây theo màu sắc 4 mùa trong năm. Sử dụng hoạt động cảm giác để bóp vụn lá cây sau đó dùng keo gắn dính lên thân cây. Thông qua hoạt động trẻ được tri giác được độ nhẵn sần, răng cưa của lá, được bóp để thấy độ giòn tan của lá khi được sấy khô.

      1. Góc toán học:

 Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện khái niệm sơ đẳng về toán. Phát hiện tính logic. Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống.

  •  Ví dụ : Trò chơi “ Xếp bánh sinh nhật”.

Trẻ lựa chọn các hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác để sắp xếp tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Thông qua trò chơi trẻ còn phát hiện ra quy luật sắp xếp theo quy tắc không những từ hình mà còn từ màu sắc.

3. Kết luận

Trên đây là một số kiến thức tôi chia sẻ với mục đích giúp sinh viên ngành mầm non có thể hiểu hơn về việc ứng dụng phương pháp giáo giáo dục stem trong việc lồng ghép vào các hoạt động góc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong tương lai.  Rất mong quý thầy cô góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) ; mẫu giáo nhỡ (4 -5 tuổi) ; mẫu giáo lớn (5 -6 tuổi). - Tiến sĩ.Trần Ngọc Trâm – TS. Lê Thu Hương – PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết. NXB GD Việt Nam.
  2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non theo chủ đề. Lê Thu Hương - NXB GD - Việt nam.
  3. Các bài hát theo chủ đề, chủ điểm (nhạc nước ngoài), các bài hát trong “trẻ thơ hát”.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội