Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực trạng của việc thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh cho trẻ Mầm non từ 3-6 tuổi tại CSMN Hoa Phượng - Thạc sỹ Nguyễn Thị Lập - Trung tâm Tin học - TVTB

 

I. Đặt vấn đề

Trẻ em độ tuổi từ 3 - 6 được coi là giai đoạn vàng của việc hình thành ngôn ngữ và bộc lộ năng khiếu về nhận thức và phát âm. Việc tiếp xúc với tiếng Anh sớm giúp trẻ  hình thành ngôn ngữ và năng khiếu ngoại ngữ sớm hơn, tư duy nhanh hơn và khả năng giao tiếp tốt hơn.

 

Để mỗi giờ học tiếng Anh cho trẻ từ 3-6 tuổi nói chung và  tại cơ sở Mầm non Hoa Phượng (CSMNHP) trường CĐSP Bắc Ninh trở nên thú vị và hiệu quả thì ngoài  nhiệt tình, trách nhiệm, kiến thức và phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên thì cần phải có chương trình và thiết kế bài giảng điện tử phù hợp lứa tuổi, tiện ích và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19  nguy hiểm lan tràn, phức tạp và khó kiểm soát trong giai đoạn hiện nay.

Hơn thế nữa, Theo thông tư số:  55/2008/CT-BGDĐT chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Về việc triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:

- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ.

- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học.

- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học.

- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày.

 

 Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi , khái quát chung về chương trình tiếng Anh 3-6 tuổi tại cơ sở Mầm non Hoa Phượng, thực trạng của việc thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh cho trẻ từ 3-6 tuổi tại CSMNHP, và một số giải pháp và đề xuất để nâng cao chất lượng của bài giảng điện tử môn Tiếng Anh cho trẻ em từ 3-6 tuổi.

 

 

II. Nội dung

1.Đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi 

Có nhiều diễn biến đa dạng, phát triển phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để nắm bắt tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển của các con trong độ tuổi này, thông qua 5 lĩnh vực:  nhận thức, ngôn ngữ, hoạt động chủ đạo, và ý thức bản thân. Các đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi là điều mà phụ huynh và thày cô nào cũng nên tìm hiểu khi khi nuôi dạy con trong giai đoạn này để từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp.

 

1.1 Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo và hành vi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành mối quan tâm, nhận thức, và có khả năng duy trì các liên hệ qua giao tiếp mắt với người khác. Trẻ thích chơi trong các nhóm nhỏ đồng lứa tuổi. Các trò chơi tập thể trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có cơ hội mở rộng kỹ năng xã hội, khám phá cảm xúc bản thân và tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Trẻ bây giờ đã hiểu được khái niệm “tôi” và “anh ấy/ cô ấy”, vì vậy, việc chia sẻ với bạn bè trở nên dễ dàng hơn.

Trí tưởng tượng ở lứa tuổi mầm non cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ, trẻ có thể chơi giả vờ với một người bạn do mình tưởng tượng ra, hoặc với búp bê, đồ chơi mô phỏng. Qua đó, trẻ sẽ thử nhiều vai trò và hành vi khác nhau, như đóng vai bác sĩ, cô giáo, ba hoặc mẹ,…Lên 4 tuổi, trẻ có thể thích “lừa” người khác và mô tả lại những gì đã diễn ra. Ví dụ, “Mẹ cứ nghĩ rằng con đã ngủ rồi!”, song song đó, trẻ cũng lo lắng về việc sẽ bị người khác “lừa” lại.

1.2. Sự phát triển ngôn ngữ, chú ý

Ngôn ngữ là đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển nhiều nhất. Trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe bố mẹ, thày cô và những người khác trò chuyện, cũng như từ chính cách dạy của bố mẹ, hoặc qua truyện kể mỗi tối trước khi ngủ. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu hầu hết được những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mình chưa biết.

Khoảng 3 tuổi, trẻ sử dụng được các câu dài 3 – 5 từ, hoặc thậm chí hơn, và người khác gần như hiểu được hết những gì trẻ nói. Bên cạnh đó, trẻ biết chỉ vào các phần chi tiết trong hình ảnh/ bức tranh lớn và gọi tên chúng, ví dụ: con mèo, cái nhà….

Hơn 4 tuổi, trẻ nói được những câu dài hơn 5 từ, hiểu được hầu hết những gì người khác nói và thực hiện theo hướng dẫn với 2 – 3 bước, miễn là các hướng dẫn này gắn liền với những điều quen thuộc với trẻ. Chẳng hạn như “Bé đóng sách lại và đưa cho cô nào.” Trẻ ở độ tuổi mầm non cũng hiểu và phân biệt được các tính từ như “dài/ ngắn, ốm/ mập”, và sử dụng cụm từ “cảm giác” gắn với “vui” hay “buồn” rất phù hợp.

1.3. Sự phát triển về khả năng nhận thức

Lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể quay đầu lại mỗi khi được gọi tên, đồng thời, phát triển mối quan tâm đặc biệt với việc khám phá những môi trường đa dạng xung quanh mình. Điều này thể hiện rõ rệt khi trẻ cùng tham gia hoạt động ở các sân chơi mới, hoặc bạn bè mới, tình huống xã hội mới. Trẻ cũng bắt đầu hiểu được một số hành vi và môi trường nguy hiểm, và không an toàn để tránh xa.

Một đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi mà thày cô cần lưu ý nữa là khả năng tư duy. Trẻ mẫu giáo dễ dàng bị mê hoặc bởi thế giới “vi diệu” xung quanh mình, và đặt rất nhiều câu hỏi với mọi người khác nhau. Nói đến khả năng tư duy nổi trội trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận biết được những khái niệm đối lập nhau  như “lớn - nhỏ”, “trên - dưới”, “trong - ngoài”,…

Khả năng ghi nhớ của trẻ mầm non cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ, trẻ có thể nhớ được những vần thơ cùng âm và thậm chí đọc lại cho người khác nghe. Trẻ cũng bắt đầu chỉ ra được các chữ cái và số mà mình nhớ được, gọi tên chúng, và có thể đếm đến 4 đồ vật, sắp xếp chúng theo màu sắc và hình dạng.

1.4. Mối quan hệ tình cảm, cảm xúc

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non. Trong suốt thời kỳ này, trẻ thực sự hiểu rằng, cơ thể, trí óc, và cảm xúc của mình là của chính mình. Trẻ còn biết phân biệt giữa cảm giác hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi, hoặc tức giận.

Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi đến từ những điều tự tưởng tượng ra, quan tâm cách người khác hành động và thể hiện tình cảm với những người thân quen. Và khi trẻ trở nên tự tin hơn, trẻ đồng thời cũng xử lý những cảm xúc của bản thân tốt hơn.

1.5. Quá trình hình thành ý thức về bản thân

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có thể bắt đầu tò mò về thân thể của chính mình và của người khác. Ví dụ, đôi lúc người lớn sẽ phát hiện trẻ đang tìm hiểu bộ phận sinh dục của mình và của trẻ khác. Đây là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiên, bố mẹ và thày cô cần quan sát, theo dõi để định hướng đúng đắn sự tò mò ấy của trẻ. Sau 3 tuổi, có thể từng bước giáo dục giới tính cơ bản phù hợp với độ tuổi của con.

 

2. Giới thiệu khái quát chương trình Tiếng Anh Mầm non và thực trạng của việc thiết kế bài giảng điện tử tại CSMN HP.

Hiện nay, giáo trình dạy tiếng Anh mầm non tại CSMNHP được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên của khoa Ngoại ngữ, chủ biên là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Viện -Trưởng khoa. Bộ giáo trình này được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy thực tế, phương pháp dạy học hiện đại và là tích hợp của một số nguồn tài liệu Tiếng Anh chính thống trong và ngoài nước. Bộ giáo trình được chia thành 3 chương trình:  

  • Tiếng Anh cho tr mm non lp 3-4 tuổi

 

  • Tiếng Anh cho tr mm non lp 4-5 tuổi

 

  • Tiếng Anh cho tr mm non lp 5-6 tuổi

Mỗi chương trình gồm các bài học, chủ đề, từ vựng và các hoạt động và trò chơi tương ứng phù hợp tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức và tư duy để trẻ tiếp cận với ngại ngữ, nhận thức và phát triển khả năng của bản than. Đây cũng là nguồn tài liệu chính thống để sử dụng dạy môn Tiếng Anh cho trẻ em 3-6 tuổi tại CSMNHP.

Tuy nhiên để  chương trình và giáo trình được sử dụng trong thực tế giảng dạy một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng việc học và dạy tiếng Anh cho trẻ em, thì việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy là vô cùng cần thiết và hữu ích bởi nó chính là việc xây dng ngun hc liu cơ s mm non Hoa Phượng thuc trường CĐSP Bc Ninh và nâng cao cht lượng dy và hc môn Tiếng Anh cho tr mm non 3-6 tui tại CSMNHP.

Năm học 2021 -2022, nhà trường và tập thể khoa Ngoại ngữ đã lập kế hoạch và  triển khai các hoạt động về chuyên nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nâng cao chất lượng. Có rất nhiều các hoạt động giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa học, hội thảo, Semina ……..được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc. Việc xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, bổ sung giáo trình tài liệu và xây dựng giáo án điện tử ngày càng được chú trọng và triển khai một cách nghiêm túc và chất lượng. Tuy nhiên, để đánh giá việc thiết kế  giáo án điện tử hiện tại cho việc chương trình tiếng Anh mầm non 3-6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra và thống kê kết quả cũng như đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích chính là việc xây dng ngun hc liu cơ s mm non Hoa Phượng thuc trường CĐSP Bc Ninh và nâng cao cht lượng dy và hc môn Tiếng Anh cho tr mm non 3-6 tui tại CSMNHP.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu gồm có các thày cô và cán bộ đang trực tiếp làm việc và giảng dạy tại CSMNHP trong năm học 2021-2022.

Câu hỏi khảo sát được thiết kế  dựa theo thực trạng giảng dạy và giáo trình, giáo án đang sử dụng tại CSMNHP, sau đó đưa ra lấy ý kiến của 30 cán bộ giảng viên đang làm việc và giảng dạy tại CSMNHP.

Câu hỏi: Anh/ Chị đánh dấu vào một trong các lựa chọn sau:

  1. Anh/ Chị  nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc thiết kế bài giảng điện tử.
  • Rất quan trọng          
  • Quan trọng                         
  • Không quan trọng  
  • Ý kiến khác
  1. Anh/ Chị   nhận xét gì về nội dung của đề cương bài giảng điện tử.

    -  Rất phù hợp

    -  Phù hợp

    - Chưa phù hợp

    - Ý kiến khác

  1. Anh/ Chị   nhận xét gì phương pháp thiết kế đề cương bài giảng điện tử.
  • Hiện đại và phù hợp với xu thế dạy học tiên tiến.
  • Hiện đại và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ.
  • Hiện đại nhưng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ.
  • Ý kiến khác
  1. Anh/Chị đã gặp thuận lợi và khó khăn trong việc thiết kế đề cương bài giảng điện tử.

……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………

  1. Anh/ chị có đề xuất, kiến nghị gì để việc thiết kế đề cương bài giảng điện tử được cải thiện và hiệu quả hơn.

……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………….

3. Phân tích kết quả, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng điện tử cho chương trình tiếng Anh trẻ em từ 3-6 tuổi.

 Kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh để việc thiết kế bài giảng điện tử cho chương trình tiếng Anh trẻ em từ 3-6 tuổi được hiệu quả và chất lượng hơn.

100% cán bộ giảng viên nhận thức rằng việc việc thiết kế bài giảng điện tử là rất quan trọng, nội dung của đề cương bài giảng điện tử phù hợp với chương trình và phương pháp thiết kế đề cương bài giảng điện tử hiện đại và phù hợp với xu thế dạy học tiên tiến.

Kết quả cũng chỉ ra một cách rõ, trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet…tạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học.  

Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non.  Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.

  Ví dụ : Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có  thể xem các website nói về chủ đề đang học...(Điều này một giáo án thông thường không thể có được).

Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải  nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng . Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.

Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ  tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.

       Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó, đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư  liệu, phim ảnh trên Internet  là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.

 

 Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói chung cũng như CSMNHP nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:

- Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy.

- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

- Kiến thức về lĩnh vực tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế, mới học phần mềm Power Point,  phần mềm Photoshop, còn một số phầm mềm hộ trî cho việc soạn giáo án điện tử như: phần mềm Window Movie Maker, phầm mềm Flash chưa được học do vậy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng các phần mềm vào việc xây dựng giáo án

- Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, nên việc tiêp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình sử dụng.

 

Để việc thiết thiết kế các bài giảng điện tử được chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực, về phía người dạy cần:

  • Không ngừng nâng cao kiến thức về tin học để có thể sáng tạo ra những bài giảng điện tử, sinh động, hiệu quả phù hợp với học sinh.

Thường xuyên ứng dụng CNTT trong các tiết học và điều chỉnh thường xuyên để hoàn thiện giáo án điện tử cho chương trình giảng dạy của mình.

                    - Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ để khai thác hình ảnh, trò chơi, khi xây dựng các giáo án điện tử, ví dụ một số phần mềm Photoshop, phần mềm Micorosoft Office Powerpoint sau:

http://www.google.com

+  http://www.boilsoft.com

+ http://ww.đienantinhoc.com

http://baigiang.bachkim.vn

http://elearning.ioit-hcm.ac.vn

http://www.edu.net.vn

        Về phía nhà trường, cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về chế độ cho CBGV  để yên tâm giảng dạy và phục vụ tại CSMNHP,  tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất  như mua sắm đầu tư thêm các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy.

Tăng cường mở các lớp học tập huấn hướng dẫn về soạn giảng GAĐT, sử dụng một số phần mềm quen thuộc trong soạn giảng cho giáo viên học hỏi nâng nghiệp vụ chuyên môn.     

III. Kết luận

Ứng dụng CNTT và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội ngày nay. Ứng dụng CNTT  giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả. Ứng dụng CNTT góp phần vào việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. 

Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non 3- 6 để có một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ...). mang lại cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học, gây hứng thú cho mỗi tiết học và phát triển cho trẻ cả nhận thức, tư duy và tiếp cận với công nghệ hiện đại từ nhỏ. Giáo án điện tử khi đưa vào thực tế giảng dạy ít nhiều có những hạn chế đòi hỏi người giáo viên dạy Mầm non phải hết sức linh hoạt và có sự đầu tư tâm huyết cùng trí tuệ và thời gian. Đặc biệt giáo án điện tử còn vô cùng tiện ích và mang lại những hiệu quả to lớn cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh trong giai đoạn dịch bệnh Covid ngày càng nguy hiểm, phức tạp và khó kiểm soát ngày nay.

 

 

 

 

REFERENCES

 

[1]. Giáo trình dạy tiếng Anh 3-4 tuổi biên soạn Thsi. Nguyễn Thị Hồng Vân,  trường CĐSP Bắc Ninh.

[2]. Giáo trình dạy tiếng Anh 4-5 tuổi biên soạn Thsi. Nguyễn Thị Thu Viện,  trường CĐSP Bắc Ninh.

[3]. Giáo trình dạy tiếng Anh 5-6 tuổi biên soạn Thsi. Nguyễn Văn Thuật,  trường CĐSP Bắc Ninh.

[4]. https://www.youtube.com/watch?v=YO3BxyvjNs8

 [5]. Chương trình mẫu giáo cho trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề của Bộ GD-ĐT.

[6]. https://learnenglish.britishcouncil.org/

[7]. https://www.cliste.org/lesson-plans/app-design/

[8]. https://www.educationalappstore.com/best-apps/5-best-lesson-planning-apps-for-teachers

[9]. http://www.englishteachingdaily.com/importance-of-IT-applied lessonss-in-esl-classrooms/Importance of IT-applied lessonss in ESL classrooms

[10]. https://www.free-powerpoint-templates-design.com/free-powerpoint-templates-design/

[11]. https://gonhub.com/dac-diem-tam-ly-tre-tu-3-den-6-tuoi-hien-o-nhung-linh-vuc-phat-trien-nao.html (Gonhub là mạng xã hội thông tin kiến thức về các lĩnh vực như: làm đẹp, sức khoẻ, thời trang, công nghệ... do cộng đồng Gonhub tham gia đóng góp và phát triển. Sitemap | Mail: dhp888888@gmail.com)

 

 

                                      

                                                     

 

 

 

 

 

   


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội