Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số nội dung cho trẻ 4 – 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non - GV: Trần Thị Hồng Minh , Khoa GDTH – MN

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

     Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục mầm non được xây dựng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục. Chương trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ mà hướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các mặt giáo dục với nhau để hình thành ở trẻ những năng lực chung và phát triển toàn diện thông qua các hoạt động chủ đạo phù hợp với từng lứa tuổi.

      Khám phá môi trường xung quanh (MTXQ) là một nội dung mới trong chương trình giáo dục mầm non. Qua khám phá MTXQ, trẻ được tiếp xúc, tìm tòi nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn giấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường.

     Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá MTXQ đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Tuy vậy trong quá trình khám phá MTXQ vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng.

NỘI DUNG

Một số nội dung cho trẻ 4-5 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non

Chủ đề “ Trường mầm non” ( thực hiện 2 tuần – tuần 1 và 2 – tháng 9)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

 

Trường mầm non

+ Trẻ khám phá tên trường, tên lớp, đại chủ của trường mầm non nơi trẻ học.

+ Khám phá tên giáo viên dạy trong trường mầm non, công việc của các giáo viên.

+ Khám phá và trải nghiệm các hoạt động học, hoạt động vui chơi tại trường mầm non.

+ Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung cho trường.

+ Khám phá, tham quan các khu vực trong trường.

+ Công dụng của các khu vực khi trẻ tiếp xúc.

+ Trẻ biết tên gọi của các cô, các bác.

+ Trẻ khám phá công việc hàng ngày của các cô, các bác trong trường.

2

Lớp học của bé

+ Khám các các đồ chơi trong lớp học của bé. Biết được tên gọi, cách chơi với các đồ chơi.

+ Khám phá tên gọi của các đồ dùng của bé tại lớp ( bút, sách, bút màu,…). Công dụng, cách sử dụng các đồ dùng.

+ Khám phá các đồ vật có trong lớp học ( bàn học, ghế, máy tính, máy chiếu,…) công dụng của các đồ vật đó.

+ Khám phá tên các bạn trong lớp, sở thích của bạn trong lớp.

+ Trẻ biết được giới tính của các bạn.

 Chủ đề :  Tết trung thu ( thực hiện 1 tuần – tuần 3 – Tháng 9)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Lễ hội đêm rằm

+ Trẻ biết  tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch hằng năm.

+ Trẻ khám phá đặc điểm về mùa thu và đặc điểm lễ hội trăng rằm.

+ Khám phá những đồ vật, các hoạt động có trong đêm rằm: bánh trung thu, đèn lồng, các trò chơi dân gian, rước đèn, múa lân, múa hát vui đêm rằm,…

+ Trẻ biết những nhân vật thường xuất hiện trong đêm trung thu: chú cuội, chị hằng.

 Chủ đề “ Bản thân” ( Thực hiên 4 - 5 tuần, tuần 4 tháng 9 và tháng 10)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Bé là ai?

+ Trẻ nói được tên, tuổi, ngày sinh nhật của bé.

+ Trẻ nói được đặc điểm riêng của bé ( mái tóc, sở thích, khả năng múa, hát, nhảy,…của bé và thể hiện với mọi người.

+ Trẻ nói được tình cảm, thể hiện cảm xúc của mình với các thành viên trong gia đình. Nói được các mối quan hệ của mình với người thân.

2

Bé cần gì để lớn lên, khỏe mạnh?

+ Tìm hiểu, khám khá bữa ăn hàng ngày của bé.

+ Tìm hiểu, khám phá đồ uống bé yêu thích.

+ Tìm hiểu, khám phá những đồ ăn có lợi cho sức khỏe, những đồ ăn có hại cho sức khỏe.

+ Trẻ học các văn minh khi ăn uống.

+ Trẻ học cách tự vệ sinh cá nhân: rửa mặt, rửa tay.

+ Học cách phòng bệnh khi thời tiết thay đổi, cách mặc quàn áo phù hợp với thời tiết..

+ Trẻ học cách đảm bảo an toàn, tránh nơi nguy hiểm như : ao, hồ, sông, không đi theo người lạ, không đi lung tung khi không có người lớn,…

3

Cơ thể của bé

+ Trẻ tìm hiểu, khám phá các bô phận trên cơ thể của bé.

+ Trẻ biết đặc điểm các bộ phận, tác dụng của các bộ phân trên cơ thể.

+ Trẻ biết tự bảo vệ các giác quan trên cơ thể.

Chủ đề “ Gia đình” ( Thực hiện 4 tuần – tuần 1, 2, 4 tháng 11, tuần 1 tháng 12)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Ngôi nhà của bé

+ Nói đươc địa chỉ gia đình bé ở.

+ Tìm hiểu các qui tắc của gia đình.

+ Trẻ khám phá những thay đổi trong gia đình như ( đồ dùng mới, nhà có thêm thành viên,…).

+ Trẻ khám phá những ngày gia đình thường tập trung đông đủ, khám phá những thay đổi. trong ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật thành viên trong gia đình.

2

Đồ dùng trong gia đình bé

+ Trẻ biết và nói đươc tên gọi, đặc điểm, công dụng của các đồ dùng.

+ Trẻ khám phá các vật liệu để làm ra các đồ dùng trong gia đình.

+ Học cách giữ gìn đồ dùng sạch sẽ.

3

Họ hàng của bé

+ Trẻ biết và nói được tên, họ tên của mọi người thân, họ hàng.

+ Biết nghề nghiệp của người thân hộ hàng.

+ Trẻ biết cách xưng hô với họ hàng và khám. phá các cách xưng hộ trong mối quan hệ gia đình của bé.

+ Thể hiện tình cảm của mình khi gặp họ hàng.

4

Các thành viên trong gia đình

+ Trẻ biết và nói được tên, họ tên các thành viên trong gia đình.

+ Biết nghề nghiệp của các thành viên, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình.

+ Trẻ trải nghiệm, khám phá các công việc hàng ngày của các thành viên.

+ Thể hiện tình cảm của mình với các thành viên.

+ Biết các ngày gia đình kỉ niệm, quây quần bên nhau những bữa ăn,…

 Chủ đề “ Ngày 20/11” ( Thực hiên 1 tuần – Tuần 3 tháng 11)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Cô giáo như mẹ hiền

+ Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam.

+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với thầy cô qua lời chúc, bài hát, các sản phẩm tạo hình.

+ Trẻ được chuẩn bị các đồ dùng cho “ Lễ kỉ niệm ngày 20/11 ” cùng giáo viên và bạn.

+ Trẻ tự tay làm những tấm thiệp chúc mừng cô giáo.

 

Chủ đề “Nghề nghiệp”( Thực hiện 4 tuần – tuần 1,2,4 tháng 12, tuần 1 tháng 1)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Nghề truyền thống

+ Trẻ nói được tên một số nghề truyền thống nơi bé ở. Công việc hàng ngày các bác làm nghề. Công dụng của các sản phẩm được làm ra.

+ Tìm hiểu và khám phá một số làng nghề địa phương như: làm gốm sứ, đất nặn, làm tranh dân gian Đông Hồ,…

+ Khám phá các công cụ để làm ra những sản phẩm truyền thống.

+ Trẻ biết lợi ích của các sản phẩm, của một số nghề mà bé được tìm hiểu.

2

Nghề phổ biến

+ Trẻ nói được tên của các nghề nghiệp phổ biến như: giáo viên, bác sĩ, công an,…Biết công việc hàng ngày của các nghề.

+ Tìm hiểu trang phục của các nghề nghiệp.

+ Trẻ khám phá và nói được sản phẩm, lợi ích của các nghề phổ biến.

+ Khám phá những đồ dùng cần thiết khi làm các ngành nghề.

+ Nói được các nghề dịch vụ, chăm sóc sức khỏe như: bán hàng, tư vấn hàng hóa, sửa chữa,…

+ Khám phá công việc hàng ngày của người bán hàng ( bán quán ăn, bán đồ dùng trong gia đình,…).

+ Trang phục của những người bán hàng, của các nghề chăm sóc.

+ Công cụ, đồ dùng của các nghề dịch vụ.

 

Chủ đề “ Ngày 22/12” ( thực hiện 1 tuần – tuần 3 tháng 12)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Bé yêu chú bộ đội

+ Trẻ biết ý nghĩa ngày 22/12 hàng năm là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Trẻ được tìm hiểu công lao đánh giặc của những chú bộ đội.

+ Khám phá công việc hàng ngày của chú bộ đội.

+ Khám phá trang phục của các chú bộ đội.

+ Trẻ biết một số anh hùng của dân tộc:  Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác Võ Nguyên Giáp,…

+ Trẻ được đóng vai, trải nghiệm làm chú bộ đội.

 Chủ đề “ Thế giới động vật” ( thực hiện 4 tuần – tháng 1)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Động vật nuôi trong gia đình

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi ích, thức ăn,… của một số động vật nuôi trong gia đình.

+ Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau của một số động vật nuôi trong gia đình với nhau.

+ Khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo cơ thể với môi trường sống, với cách vận động di chuyển, cách kiếm ăn của các động vật.

+ Trẻ tìm hiểu và biết cách chăm sóc, bảo vệ động vật.

+ Hình thành khái niệm về gia súc gia cầm cho trẻ.

+ Khám phá, tìm hiểu tên gọi, đặc điểm của một số động vật gia súc.

+ Khám phá, tìm hiểu tên gọi, đặc điểm của một số động vật gia cầm.

+ Qúa trình sinh trưởng và phát triển của một số động vật nuôi trong gia đình.

2

Động vật sống trong rừng

+ Trẻ kể tên được một số động vật sống trong rừng.

+ Tìm hiểu, khám phá và biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi ích của động vật sống trong rừng.

+ Tìm hiểu, khám phá thức ăn của một số động vật sống trong rừng.

+ Trẻ tìm hiểu, khám phá và biết được sự giống và khác nhau của một số loài động vật sống trong rừng.

+ Khám phá một số động vật có nguy cơ tuyệt chủng, động vật nguy hiểm cần bảo vệ.

+ Tìm hiểu cách chăm sóc, bảo vệ các động vật sống trong rừng.

3

Động vật sống dưới nước

+ Tìm hiểu biết tên gọi, một số bộ phận của các loài động vật.

+ Màu sắc, kích thước của các loài động vật.

+ Lợi ích, cách chăm sóc các loài động vật.

+ Khám phá thức ăn của các loài động vật sống dưới nước.

+ Trẻ biết so sánh một số động vật sống dưới nước.

+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo cơ thể với vận động và môi trường sống.

+ Tìm hiểu khám phá một số món ăn chế biến từ động vật dưới nước: cá, tôm, cua,…

4

Chim và côn trùng

+ Tìm hiểu, kể tên được một số loài chim.

+ Tìm hiểu, kể tên được một số loài côn trùng.

+ Trẻ biết tên gọi, các bộ phận, màu sắc, thức ăn, lợi ích, nơi sống, cách chăm sóc của các loài chim.

+ Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, hình dạng, màu sắc, cách vận động, lợi ích, tác hại của các loài côn trùng.

+ Khám phá và biết các loài côn trùng nào có lợi, côn trùng nào có hại.

+ Tìm hiểu sự giống và khác nhau của một số loài côn trùng.

Chủ đề “ Thế giới thực vật” ( Thực hiện 3 tuần: tuần 2,3,4 tháng 2)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Cây xanh

+ Tìm hiểu, khám phá một số cây xanh: tên gọi, đặc điểm nổi bật của các loài cây.

+ Khám phá lợi ích, nơi sống, cách chăm sóc, bảo vệ của cây.

+ Sự giống và khác nhau của một số loại cây.

+ Khám phá quy trình phát triển của cây.

2

Một số loại rau – quả

+ Khám phá các loài rau: tên gọi, đặc điểm, lợi ích, các món ăn từ rau.

+ Trẻ biết tên một số loại rau ăn lá, đặc điểm của một số loại rau ăn lá.

+ Trẻ biết tên một số rau quả ( mướp, bầu, bí,…) và đặc điểm một số loại quả.

+ Trẻ biết tên một số rau củ ( cà rốt, su hào, củ cải,…) và biết đặc điểm một số loại rau củ.

+ Trẻ biết và kể tên một số loài rau gia vị, biết đặc điểm các loài rau gia vị.

+ Trẻ kể tên các loại quả trẻ yêu thích, biết đặc điểm bên trong và bên ngoài, lợi ích của các loại quả.

+ Trẻ tìm hiểu cách chăm sóc và bảo quản các loại rau và các loại quả.

+ So sánh sự giống và khác nhau của một số loài rau và một số loại quả.

+ Phân việt rau ăn củ và rau ăn lá.

+ Phân biệt rau ăn quả và rau gia vị.

3

Một số loài hoa

+ Tìm hiểu, khám phá một số loài hoa yêu thích.

+ Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi ích, nơi sống của các loài hoa.

+ Cách chăm sóc và bảo vệ hoa.

+ Tìm hiểu, khám phá những ngày hoa được dùng nhiểu nhất.

+ Tìm hiểu ý nghĩa các loài hoa khi sử dụng.

+ So sánh sự giống và khác nhau của một số loài hoa.

Chủ đề “ Tết nguyên đán” ( Thực hiện 1 tuần – tuần 1 tháng 2)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Tết nguyên đán

+ Tìm hiểu, khám phá phong tục ngày tết: ( ví dụ: gói bánh chưng, trang trí bàn thờ tổ tiên, câu đối đỏ, lì xì,…)

+ Khám phá những đồ dùng trong ngày tết.

+ Tìm hiểu những hoa quả, món ăn, trò chơi trong ngày tết.

+ Tham quan chợ tết, giúp trẻ biết không khí của ngày tết cổ truyền.

Chủ đề “ Giao thông” ( Thực hiên 3 tuần – tuần 2,3, 4 tháng 3)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Phương tiện giao thông

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, kích thước, hình dạng của một số phương tiện giao thông đường bộ.

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, kích thước, hình dạng của các phương tiện giao thông  đường sắt.

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, kích thước, hình dạng của các phương tiện giao thông  đường thủy.

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, kích thước, hình dạng của các phương tiện giao thông đường hàng không.

+ Trẻ biết lợi ích, tốc độ di chuyển của các phương tiện.

+ Trẻ khám phá nơi hoạt động của các phương tiện.

2

Luật lệ giao thông

+ Tìm hiểu, khám phá những biển báo giao thông đơn giản: tên biển báo, màu sắc, hình dạng, lợi ích, tác dụng của biển báo.

+ Tìm hiểu tín hiệu của đèn giao thông.

+ Tìm hiểu một số luật lệ giao thông.

Chủ đề “ Ngày 8/3” ( Thực hiện 1 tuần – tuần 1 tháng 3)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Ngày 8/3

+ Trẻ biết ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.

+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với bà, mẹ, cô giáo, …bằng các sản phẩm tạo hình, âm nhạc.

+ Trẻ gửi lời chúc hay dành cho bà, mẹ, cô giáo…

 

Chủ đề “ Nước và hiện tượng tự nhiên” ( Thực hiện 2 tuần – tuần 1,2 tháng 4)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Nước

+ Khám phá đặc điểm, tính chất của nước.

+ Khám phá một số nguồn nước trong sing hoạt hàng ngày.

+ Nhận biết phân biệt nước sạch, nước bẩn.

+ Tìm hiểu các nguồn nước trong môi trường sống: ao, hồ, sông,… cách bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Lợi ích của nước với đời sống con người, con vật và cây.

2

Hiện tượng tự nhiên

+ Nhận biết phân biệt một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết, các mùa trong năm, ngày và đêm, không khí, ánh sáng, đất, đá, sỏi.

+ Khám phá hiện tượng nắng, mưa, lạnh, nóng và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.

+ Khám phá một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa.

+ Khám phá sự thay đổi trong sinhhoatj của con người, con vật và cây theo mùa.

+ Khám phá sự khác nhau giữa ngày và đêm.

+ Tìm hiểu về không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với con người, con vật và cây cối.

+ Khám phá một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, sỏi, cát.

Chủ đề “ Quê hương - Đất nước - Bác Hồ” (Thực hiên 2 tuần: tuần 3,4 tháng 5)

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Quê hương

+ Trẻ biết tên, địa chỉ của nơi mình đang sinh sống.

+ Khám phá một số địa danh nổi tiếng của quê hương Bắc Ninh và ở nơi trẻ sinh sống.

+ Khám phá những đặc trưng, phong tục tập quán của quê hương.

+ Khám phá những nét văn hóa của quê hương: trang phục, món ăn, làng nghề nổi tiếng, lễ hội, trò chơi dân gian, âm nhạc truyền thống,…

+ Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu mến quê hương, bảo vệ giữ gìn quê hương.

2

Đất nước

+ Trẻ biết tên nước, quốc kì, quốc ca của Việt Nam.

+ Trẻ tìm hiểu, khám phá những địa danh nổi tiếng của đất nước.

+ Trẻ biết một số ngày lễ lớn: tết nguyên đán, 2/9, quốc tế lao động,…

+ Trẻ khám phá những nét riêng của các dân tộc, biết Việt Nam có 54 dân tộc.

+ Khám phá những di tích lịch sử của đất nước.

+ Khám phá đặc sản, nét đẹp văn hóa của đất nước.

+ Trẻ yêu mến, bảo vệ, giữ gìn văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam.

3

Bác Hồ

+ Trẻ tìm hiểu các tên khai sinh, tên gọi khác của Bác, năm sinh, năm mất, quê quán của Bác.

+ Trẻ biết Bác là vĩ lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.

+ Tìm hiểu những tình cảm của Bác với mọi người, đặc biệt là với thiếu nhi.

Chủ đề “ Tết 1/6” ( Thực hiện 1 tuần – tuần 4 tháng 5)         

Stt

Chủ đề nhánh

Nội dung khám phá

1

Tết thiếu nhi 1/6

+ Trẻ biết ý nghĩa ngày 1/6 là ngày lễ của thiếu nhi

+ Khám phá một số hoạt động ngày tết thiếu nhi: nhận quà, chơi trò chơi, văn nghệ chào mừng ngày tết thiếu nhi…

 

KẾT LUẬN

   Việc lựa chọn nội dung cho trẻ khám phá khoa học về MTXQ rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động khám phá khoa học về MTXQ. Việc lựa chọn nội dung phù hợp sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về những hiện tượng xung quanh trẻ. Thông qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển nhận thức, kĩ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực với môi trường. Mong rằng các gợi ý tôi nêu ra ở trên là cơ sở để các thầy cô và các em sinh viên ngành GDMN tham khảo và sử dụng trong các hoạt động dạy và học.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Chương trình giáo dục mầm non (2021), Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục

2. Công văn số 277/BGDĐT – GDMNKế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/1/2017 về kế hoạch triển khai chuyên đề và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020.

3. Trần Hồng Minh (2016), Phương pháp khám phá khoa học về MTXQ (Tài liệu học tp một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non) , NXB GD

4. Tập thể tác giả (2020) Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (Các tập từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn), NXB GD


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội