Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn sinh viên phát âm chuẩn hai phụ âm đầu N/L - GV: Nguyễn Thị Thiêm - Tổ Văn- Khoa GD Tiểu học Mầm non

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó và làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Tiếng nói có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người; đặc biết với mỗi giáo viên tiếng nói chuẩn sẽ là chuẩn mực để học sinh noi theo.  Để giúp sinh viên - những giáo viên tương lai nắm vững cách phát âm chuẩn hai phụ âm đầu N/L của tiếng Việt và có ý thức rèn luyện kiên trì thường xuyên, liên tục có kĩ năng phát âm chuẩn hai phụ âm này trong giảng dạy, học tập và giao tiếp; xa hơn nữa nhân rộng ý thức rèn luyện phát âm chuẩn L/N tiến tới người Bắc Ninh không phát âm lệch chuẩn hai âm này, bài viết sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể hướng dẫn sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh phát âm chuẩn hai phụ âm đầu N/L.

II. NỘI DUNG

1. Chính âm tiếng Việt

Theo từ điển Tiếng Việt: “Chính âm là cách phát âm được coi là chuẩn” [4]. Có ba đặc trưng cơ bản là ba tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt đó là tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ. Quy luật chung của việc sử dụng ngôn ngữ dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, đến sự phát triển thể chất của các bộ phận cơ quan cấu âm; nguyên tắc thông hiểu ý nghĩa ngôn ngữ và sự phát triển các kĩ năng từ vựng ngữ pháp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phát âm lệch chuẩn âm n/l; có thể dẫn ra một số nguyên nhân: Thứ nhất, do ảnh hưởng môi trường giao tiếp, ngay từ khi các em còn nhỏ nhất là các em ở độ tuổi tập nói, ở độ tuổi mẫu giáo khi tiếp xúc vớiông bà, cha mẹ, thậm chí khi đến trường tiếp xúc với thầy cô giáo phát âm lệch chuẩn hai âm này thì các em khó có thể phát âm chuẩn được. Thứ hai, do ý thức rèn luyện ngữ âm, nếu giao tiếp trong môi trường có nhiều người phát âm lệch chuẩn N/L thì người phát âm không biết mình phát âm lệch chuẩn, không bị chê cười nên nhiều em chưa có ý thức quyết tâm trong việc rènluyện ngữ âm.Việc góp ý, giúp đỡ bạn bè, người thân rèn luyện ngữ âm chuẩn đôi khi bị xem là thiếu tếnhị, thiếu lịch sự. Thứ ba, do cấu tạo bộ máy phát âm có vấn đề cũng là nguyên nhân dẫn đến phát âm lệch chuẩn.

Khảo sát thực trạng sinh viên phát âm lệch chuẩn N/L có thể thấy lỗi phát âm được chia thành 3 loại phổ biến đó là: Phát âm lẫn lộn L/N (phát âm L thành N và ngược lại); chuyển thành một cách phát âm duy nhất (chỉ phát âm L hoặc N); loại thứ ba xảy ra với những người đã có ý thức phát âm đúng nhưng do câu từ có chứa nhiều tiếng có phụ âm đầu L/N xen kẽ nhau thì khi phát âm, phụ âm đầu của tiếng thứ hai sẽ thường được phát âm lẫn với phụ âm đầu của tiếng thứ nhất.

2. Hướng dẫn sinh viên phát âm chuẩn hai phụ âm đầu n/l

Thứ nhất, hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các bộ phận của các khoang phát âm và hoạt động phát âm của con người; nhớ được phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu L/N trong tiếng Việt.

Hoạt động phát âm thực hiện được nhờ sự tham gia của một số cơ quan trong cơ thể con người. Các cơ quan đó là cơ quan hô hấp, cơ quan phát âm và trung ương thần kinh.

Hoạt động phát âm diễn ra như sau: không khí đi qua thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo nên những sóng âm có tần số khác nhau, những sóng âm có tần số sóng âm khác nhau này sẽ cộng hưởng ở các khoang phát âm (khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu) tạo nên những âm sắc khác nhau.

Về phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu L/N trong tiếng Việt.

Vị trí phát âm

Cách phát âm

Môi

đầu lưỡi

Mặt

Lưỡi

Cuống

Lưỡi

Thanh

Hầu

Môi

Răng

Răng

Quặt

 

 

 

 

 

Tăc

 

 

 

ồn

bật

hơi

thanh

 

 

ť

 

 

 

 

Hữu

thanh

 

 

 

 

 

 

 

Không

Bật hơi

thanh

p

 

t

tc

c

k

q

Hữu

thanh

b

 

d

 

 

 

 

vang

m

 

n

 

 

Y

 

 

 

Xát

 

ồn

Vô thanh

 

f

s

ş

 

x

h

Hữu thanh

 

v

z

zc

 

γ

 

Vang bên

 

 

 

l

 

 

 

Cách phát âm: là xét luồng hơi đi ra từ phổi qua các khoang miệng, khoang mũi như thế nào; bị cản hay không bị cản, bị cản như thế nào. Căn cứ vào phương thức phát âm có hai loại âm: nguyên âm và phụ âm. Trong tiếng việt có hai loại phụ âm là phụ âm tắc và phụ âm xát. Phụ âm tắc là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào đó (phụ âm N thuộc nhóm này). Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó để luồng hơi đi qua một cách dễ dàng (L thuộc nhóm phụ âm này).

Vị trí phát âm là điểm cấu tạo nên âm thuộc bộ máy phát âm khi phát âm. Có các vị trí phát âm như sau: môi – môi; môi- răng; đầu lưỡi- răng; đầu lưỡi quặt; mặt lưỡi, cuối lưỡi, thanh hầu.

Sinh viên cần biết được cách phát âm và vị trí phát âm của hai âm N/L để phát âm chính xác hai âm này. /N/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng; trước khi phát âm đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi; qua khoang miệng sau bật ra, lưỡi thẳng sau đầu lưỡi hơi tụt lại tạo thành âm “nờ”./L/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt. Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên, làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống tạo thành âm “lờ”.

Thứ hai, hướng dẫn sinh viên phát âm nhiều lần với hai âm đầu N/L

Mục đích luyện phát âm N/L đề cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm “nờ” và cong lên khi phát âm “lờ”

Cách luyện: phát âm với tốc độ chậm sau đó nhanh dần. Luyện phát âm đúng từng âm vị “n”: nợ nần, nũng nịu, no nê, nao núng, nóng nực, nu na nu nống, mua năm quả na quả nào cũng nát… Luyện phát âm “l”: lầm lũi, lượn lờ, long lanh, lóng lánh, luôn luôn…; Tiếp theo luyện phát âm các tiếng từ có phụ âm đầu n/l nhiều lần, nhiều lúc, nhiều ngày: lúa nếp, Lê Nin, lòng nàng, lá non, làm nón, lên núi, nắng lên…

Thứ ba, hướng dẫn sinh viên luyện đọc văn bản có chứa các từ, ngữ có phụ âm đầu L/N

Để thực hành bước này, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc từng câu có chứa một trong hai âm đầu N hoặc L, tiếp theo chuyển sang những văn bản khó hơn có trộn lẫn hai phụ âm N/L.Chẳng hạn đoạn văn chứa từ ngữ có phụ âm đầu N: “Nam nữ thanh niên nước Nam nô nức nâng cao kĩ năng nói đúng nên không nâng niu, nới tay, nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta mệt não nản chí.”Đoạn văn có chứa từ ngữ có phụ âm đầu L: “Lối lên làng Lạng lắm lau lách, lùm lùm lẩn lút, lầm lũi là lạc liền. Lão Lí làng Lạng lọc lõi, láu lỉnh. Luôn leo lẻo lấy lòng lão là lũ lính lệ lấc láo, lưỡi lê lăm lăm. Lão Lí lận lưng lủng lẳng lắm loại: lưỡi lam, lập lắc, lục lạc, …lóng la lóng lánh”.Đoạn văn, thơ chứa từ ngữ có phụ âm đầu N/L:Nói năng nên luyện luôn luôn/Nói năng lưu loát luyện luôn lúc này/Lẽ nào nao núng lung lay/Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm;Lúa nếp là lúa nếp làng/ Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng; Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón/ Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ; Năm nay lũ lớn liên tiếp làm năng suất lúa nếp của bà con thấp lắm; Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại/ Nói lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại/ Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi…

Thứ tư, hướng dẫn sinh viên luyện phát âm các tiếng từ có phụ âm đầu L/N kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tự tra Từ điển tiếng Việt

Mục đích rèn luyện phát âm N/L nhưng cao hơn là gắn với nghĩa của từ. Ở bước này đã gắn việc phát âm với ghi nhớ logic; ghi nhớ âm với biểu hiện nội dung của âm nhằm khắc sau trí nhớ về âm và nghĩa, điều kiện của phát âm chuẩn một cách tự động.

Cách luyện: Mở Từ điển tiếng Việt luyện đọc lần lượt các từ ở mục từ có phụ âm đầu N/L; đọc kết hợp xem nghĩa từ, từ loại của từ; đọc mục từ có phụ âm N hoặc L trước đều được; đọc có sự so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu N/L mà vần giống nhau như: La (nốt nhạc) – na (loại cây ăn quả); lo (trạng thái tâm lí lo lắng điều gì đó)no (cảm giác trong ăn uống); lông (bộ phận mọc trên da động vật, mềm)- nông (độ đo theo chiều thẳng đứng từ mặt xuống đáy)…

Chẳng hạn, “Nửa” có hai nét nghĩa; nét nghĩa thứ nhất là một trong hai phần bằng nhau của một cái gì: nửa quả cam, không nói nửa lời; nét nghĩa thứ hai là không hoàn toàn, vừa như thế, vừa khác thế: những nước thuôc địa nửa phong kiến, thực vật nửa kí sinh. Nửa buổi: khoảng thời gian vào giữa buổi, sáng 9 đến 10 giờ, chiều 3 đến 4 giờ; nửa đời: khoảng thời gian coi như đã sống được một nửa đời người ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi; nửa vời: tính chất nửa chừng không dứt khoát, không triệt để; nửa nạc nửa mỡ: ỡm ờ không rõ ràng, không dứt khoát… “Lửa” có hai nét nghĩa; nét nghĩa thứ nhất nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ vật đang cháy; nét nghĩa thứ hai trạng thái tinh thần, tình cảm sôi sục, mạnh mẽ.  Lửa đạn: cảnh chiến tranh, nói về mặt nguy hiểm chết chóc; lửa trại: hình thức vui liên hoan tổ chức về đêm xung quanh đống lửa ở nơi cắm trại; lửa cháy đổ thêm dầu: ví trường hợp đang tức giận mà lại có thêm những yếu tố kích động, làm cho sự tức giận càng tăng lên gấp bội.

Sau cùng, hướng dẫn sinh viên luyện phát âm L/N qua hoạt động giao tiếp hàng ngày

Đây là bước cuối cùng của việc rèn luyện ngữ âm. Để hoàn thành tốt bước này, sinh viên phải đạt được một số kết quả nhất định sau khi luyện các bước trên, sinh viên đã giảm hẳn lỗi phát âm sai L/N, đồng thời phải luôn luôn có ý thức sửa ngọng.

 Cách luyện: Sinh viên tự lắng nghe mình phát âm; nhờ thầy cô, bạn những người phát âm chuẩn N/L lắng nghe nhận xét hoặc các em tự ghi âm lại phần đọc của mình để tự rút kinh nghiệm. Việc sửa ngữ âm cần duy trì đều đặn, liên tục, nhiều ngày.Khi phát âm các âm tiết có chứa phụ âm đầu L/N, sinh viên  nên nói chậm lại. Thực hiện nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, lâu dần sẽ giảm lệch chuẩn tiến tới phát âm chuẩn. Trong quá trình luyện tập, sinh viên phải kiên trì, nhẫn nại, sẽ khắc phục triệt để việc phát âm lệch chuẩn L/N.

III. KẾT LUẬN

Rèn luyện ngữ âm chuẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi sinh viên sư phạm.  Đây khôngchỉ là vấn đề văn hoá đặt ra cần giải quyết, mà còn là vấn đề khoa học, kiến thức, kĩnăng, đòi hỏi mọi giáo viên đều phải thực hiện. Việc sinh viên rèn luyện ngữ âm chuẩn sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nhằm khắc phục vàphòng chống tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N, hướng tới mục tiêu không còn tình trạngcán bộ, giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn L/N để trên cơ sở đó dạy học sinhnói đúng chính âm, viết đúng chính tả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ðỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đặng Thị Lanh -Bùi Minh Toán - Lê Hữu Tỉnh, (1998), Tiếng Việt, Tập 1, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Huê – Ngô Thị Lanh – Vương Hồng Nhung – Trần Thị Oanh – Nguyễn Thị Thắng – Nguyễn Thị Thiêm, (2016),  Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Các kĩ năng dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Từ điển tiếng Việt (2000), NXB Đà Nẵng, Viện


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội