Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DẠY HỌC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - NHIỆM VỤ CỦA MỖI GIẢNG VIÊN TRONG PHONG TRÀO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thsy Trương Thị Hồng Mỵ - Khoa: Nhạc – Hoạ - TD,GDQPAN

 

 

I. Đặt vấn đề

Dạy học Đổi mới sáng tạo là một hoạt động thường xuyên liên tục trong các học kỳ và đã được Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo triển khai từ nhiều năm học và nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của đội ngũ giảng viên trong nhà trường, song song với việc đăng ký tham gia thi giảng viên dạy giỏi thì hoạt động dạy học đổi mới sáng tạo cũng là một hoạt động giúp các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng giảng dạy và là cơ hội để các giảng viên trao đổi kinh nghiệm, học tập chuyên môn, là động lực, tấm gương để thế hệ sinh viên noi theo và thêm yêu ngành nghề mà mình đã lựa chọn.

II. Giải quyết vấn đề

Đối với mỗi người giảng viên thì nỗi trăn trở lớn nhất khi đứng trên bục giảng là làm thế nào để sinh viên có hứng thú, chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, hiểu được những nội dung kiến thức mà các thầy cô truyền đạt, tích lũy, rèn luyện để hình thành nên những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho nghề nghiệp của mình sau này. Trong quá trình giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng để có được một giờ dạy đạt kết quả tốt có nghĩa là giờ dạy đó thực sự tạo được sự hứng thú cho SV khi tham gia vào các hoạt động học tập mà GV thiết kế, SV có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà GV giao cho trước, trong và sau khi hoàn thành tiết học, để được điều đó đòi hỏi GV luôn chủ động sáng tạo trông cách thiết kế các nội dung học tập, sau mỗi giờ học GV cần giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, nhiệm vụ tự học tự nghiên cứu bao gồm những bài tập ôn lại kiến thức đã học, những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, những bài tập thực hành sáng tạo,...ngoài ra nội dung tự học tự nghiên cứu những kiến thức sẽ học trong giờ học tiếp theo. Để SV có thể tự học, tự nghiên cứu đạt kết quả tốt thì TLHT đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là hệ thống câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học. Chính vì vậy nên sau mỗi năm học Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo đều triển khai rà soát chương trình, xây dựng, chỉnh sửa Tài liệu học tập và đặc biệt trú trọng vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, hướng dẫn tự học để giúp SV thuận lợi hơn trng việc tự học, tự nghiên cứu cũng như giúp GV thuận lợi hơn khi thiết kế các hoạt động học tập cũng như đánh giá quá trình học tập cho SV.

Mỗi GV đều có những cách thức tổ chức, phương pháp truyền đạt kiến thức khác nhau để đạt được mục tiêu dạy học của mình. Đối với cá nhân tôi để chuẩn bị cho giờ dạy kể cả giờ dạy lý thuyết hay giờ dạy thực hành thì tôi nhận thấy rằng việc giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho SV tìm hiểu trước về nội dung bài học sẽ luôn mang lại hiệu quả rõ rệt cho giờ học. Việc nghiên cứu trước nội dung bài học sẽ giúp SV chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, hiểu hơn nội dung kiến thức GV trao đổi và có thể đặt ra những câu hỏi, thắc mắc về những nội dung bài học hoặc những phần kiến thức mở rộng. Ngoài ra khi SV tìm hiểu trước nội dung bài học sẽ giúp SV chủ động trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu dụng cụ, tìm hiểu thêm nhiều sản phẩm sáng tạo ngoài những sản phẩm GV hướng dẫn thực hành trên lớp. Việc nghiên cứu trước nội dung bài học cũng sẽ tạo thuận lợi cho GV trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập, giờ học sẽ sôi nổi, hứng thú hơn, SV sẽ chủ động hơn với những nhiệm vụ học tập mà GV giao.

Trong giờ học GV cũng nên thiết kế các hoạt động học tập phong phú, học tập theo nhóm lớn, nhóm nhỏ,...tuỳ theo các nội dung kiến thức hoặc các nhiệm vụ thực hành và luôn đề cao khả năng sáng tạo.

Việc đánh giá kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm đều được đánh giá, nhận xét công khai trước lớp, giúp cho SV có tâm lý thoải mái, được nhận xét, rút kinh nghiệm và phấn đấu ở những bài tập tiếp theo.

Sau giờ học thì nhiệm vụ quan trọng của GV là giao nhiệm vụ tự học tự nghiên cứu cho SV đó là làm các bài tập thực hành hoặc các bài tập ôn lại lý thuyết của bài đã học và nghiên cứu nội dung kiến thức và chuẩn bị những nguyên vật liệu, dụng cụ và tìm ý tưởng cho nội dung bài học tiếp theo. Khi dạy học theo tín chỉ số lượng tiết tự học tự nghiên cứu của SV gấp khoảng 2 lần số tiết học trên lớp. Chính vì vậy GV cần giao nội dung tự học tự nghiên cứu cho SV và phải đánh giá quá trình tự học thường xuyên, nghiêm túc.

III. Kết luận

Xã hội ngày càng phát triển, trong thời đại công nghệ 4.0, giáo dục cũng cần đổi mới để bắt kịp cùng thời đại, việc học của SV bây giờ cũng khác trước nhiều, SV có rất nhiều cách tiếp cận thông tin, kiến thức, tuy nhiên việc định hướng, chọn lựa thông tin đúng thì cần phải có sự hướng dẫn của GV, cố vấn học tập (CVHT). Dù xã hội có phát triển đến đâu, công nghệ thông tin có phát triển như thế nào thì vai trò của người giáo viên vẫn vô cùng quan trọng. Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học thì một trong những nhiệm vụ đầu tiên đối với với ngành giáo dục nói chung và trường CĐSP Bắc Ninh nói riêng là đổi mới chương trình dạy học, xây dựng lại hệ thống tài liệu, giáo trình cho phù hợp với đối tượng học, phù hợp với chương trình dạy học theo học chế tín chỉ, phù hợp với thực tế phổ thông. Ngoài ra các GV thường xuyên tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi, dạy đổi mới phương pháp, không ngừng học tập, nghiên cứu để tích luỹ thêm kinh nghiệm dạy học. Nhưng dù GV có giỏi đến mấy mà người học không tự giác, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức thì quá trình giáo dục đó cũng không thể đạt kết quả, chính vì vậy việc tự học, tự nghiên cứu của SV là vô cùng quan trọng. Để có được kết quả học tập tốt thì mỗi SV phải tự mình tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn,tự mình rèn luyện các kĩ năng, tự mình bồi dưỡng tri thức của mình ở mọi lúc, mọi nơi, cần chủ động tích cực tham khảo ý kiến của GV, CVHT để quá trình tìm kiếm thông tin, kiến thức của mình đúng hướng, hiệu quả.

        


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội